Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại Hồ Chí Minh là nơi mà các doanh nhân Nhật đặt sự tin cậy khi sống tại thành phố Hồ Chí Minh. Đến Việt Nam từ năm 1981 vào trước thời kỳ đổi mới, và đã 3 lần được bổ nhiệm công việc tại Đại sự quán Nhật Bản tại Việt Nam, với sự hiểu biết phong phú về đất nước Việt Nam – ngài Tổng lãnh sự Kawaue cho biết những suy nghĩ của mình về đất nước và con người nơi đây.
Những thay đổi thông qua đôi mắt ngài Tổng lãnh sự
―― Được biết ông đến Việt Nam lần đầu vào năm 1981.
Kawaue : Vào giai đoạn năm 1981~1982 tôi hoàn thành khoá đào tạo ngôn ngữ tại trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Khi còn ở Đại học Ngoại ngữ Osaka, tôi vốn học chuyên ngành tiếng Triều Tiên, sau khi vào Bộ ngoại vụ, tôi được yêu cầu trở thành chuyên gia Việt Nam, thú thật lúc đó tôi đã vô cùng sốc. Lúc bấy giờ, Việt Nam đang còn trong thời kỳ bao cấp, kinh tế đang trong giai đoạn mù mịt, chưa kể chuyên ngành của tôi vốn là tiếng Triều Tiên, giờ lại phải học lại tiếng Việt từ đầu, khiến tôi gặp khó khăn trong việc duy trì nghị lực.
Vào lúc đó, ký túc xá nơi tôi nằm ngay bên cạnh Đại sự quán Nhật, từ ký túc xá tôi đến trường bằng xe đạp. Tiết học chỉ có buổi sáng, thời gian còn lại tôi tự ôn tập lại bằng cách nghe Radio. Ngữ pháp tiếng Việt tương đối tương giản => đơn giản?, nhưng lại có đến 6 âm, việc phát âm khó khăn khiến tôi đã vô cùng khổ sở. Để nhớ được tiếng Việt, điều quan trọng nhất là còn phải nghe đi nghe lại nhiều lần luyện cho đôi tai quen với tiếng Việt, giáo viên dạy tiếng Việt của tôi rất nghiêm khắc, nếu không thuần thục một âm, sẽ không dạy âm tiếp theo. Bây giờ nhớ lại đúng là một kỷ niệm đẹp.
―― Việc bổ nhiệm lần thứ 2 của ông, chắc hẳn Việt Nam đã có sự thay đổi.
Kawaue: Đó là vào năm 1993~1996. Chính sách đổi mới chính thức đi vào hoạt động, đặc biệt là thời điểm tôi rời khỏi Việt Nam ( năm 1996) so với giai đoạn tôi vào Việt Nam (năm 1993), Việt Nam đã thay da đổi thịt thành một đất nước hoàn toàn mới. Trong giai đoạn này, các công trình kiến trúc, cầu đường được tiến hành, cùng với việc Việt Nam và Mỹ hàn gắn quan hệ ngoại giao vào tháng 7 năm 1995, khiến đời sống của người dân Việt Nam được sung túc hơn, nụ cười bắt đầu hiện hữu trên gương mặt người dân.
―― Nhắc đến quan hệ ngoại giao. Tháng 5, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã đến viếng thăm Nhật Bản với tư cách là Quốc khách.
Kawaue: Chủ tịch nước Trần Đại Quang là chủ tịch nước Việt Nam thứ 3 của Việt Nam đã đến viếng thăm Nhật Bản. Quốc khách là thể chế chào đón bậc nguyên thủ của các nước, mỗi năm Nhật Bản chỉ mời khoảng 3,4 Quốc khách. Tính thời điểm hiện tại, trong bối cảnh số lượng các nước có nguyên thủ quốc gia vẫn chưa được mời làm Quốc khách dù chỉ 1 lần, thế nên mời Quốc khách như Việt Nam là việc được đánh giá cao. Chưa kể, năm ngoái vợ chồng Nhật Hoàng đã có chuyến ghé thăm Việt Nam. Có thể nói mối quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản đã đạt được trạng thái giao hữu tốt nhất từ trước đến nay.
―― Vì sao quan hệ Việt-Nhật lại trở nên tốt đến như vậy?
Kawaue: Đây là một câu hỏi khó. Lý do này bắt nguồn từ một câu chuyện thú vị được xảy ra vào thời điểm chiến tranh Nhật- Nga.
Hạm đội Baltic của Nga trong quá trình tiến tới Nhật Bản, đã từng cập vào bến Cam Ranh khi Việt Nam vẫn còn đang là thuộc địa của Pháp. Mục đích của việc cập bến là để bổ sung lương thực, nhiên liệu, thế nhưng người Việt Nam lại có thiện cảm đối với Nhật Bản một quốc gia Châu Á nhỏ bé hơn là Nga, họ đã trì hoãn công việc xúc than bổ sung nguyên liệu cho tàu. Hành động mang lại hiệu quả đến đâu thì tôi không rõ, nhưng Nhật Bản đã thắng trong cuộc chiến Nhật-Nga.
Thực hư của câu chuyện tạm gác sang một bên, các sản phẩm Nhật thời xưa là radio, bây giờ là xe máy và các sản phẩm đồ diện gia dụng, luôn được đánh giá cao, có người còn thán phục về hình ảnh Nhật Bản từ một thời kỳ lụi tàn đã trở thành một cường quốc. Dù trong lịch sử đã có nhiều điểu xảy ra, nhưng Nhật Bản chưa bao giờ mang tư tưởng đối địch đối với Việt Nam, và việc Nhật Bản vẫn luôn hỗ trợ kinh tế Việt Nam cũng là một nguyên nhân lớn.
Hãy tận hưởng cuộc sống tại Việt Nam
―― Vào năm 2006~2009 ông lại được bổ nhiệm lần nữa.
Kawaue: Vào giai đoạn này, tôi cảm nhận được Việt Nam không còn những gì thuộc về ngày trước. Hình ảnh của Nhật Bản ngày càng được trở nên thân thuộc, chẳng hạn như, bệnh viện Chợ Rẫy ở Hồ Chí Minh được xây dựng bằng nguồn vốn ODA (vốn chính phủ viện trợ phát triển) còn được gọi là bệnh viện Nhật, cho đến nay vẫn là nơi được nhiều bệnh nhân tin cậy.
Vốn ODA có loại hoàn lại và không hoàn lại, giai đoạn phát triển từ năm 1992 cho đến nay, vốn không hoàn lại gắn liền với đời sống người dân thông qua các dự án xây dựng bệnh viện v.v… vốn viện trợ hoàn lại tập trung vào việc phát triển các cơ sở hạ tầng cơ bản như cầu đường, đập, nhà máy phát điện.Hai nguồn vốn này được tiến hành song song với nhau. Các dự án gần đây tại Hồ Chí Minh có đại lộ Đông Tây, Hầm Thủ Thiêm, Metro số 1, hoạt động cải thiện môi trường, bệnh viện Chợ Rẫy 2 đang được thực hiện. Đặc biệt là trong khoảng 10 năm gần đây, tôi cảm nhận lượng vốn vay hoàn lại nhằm hỗ trợ hoạt động cho các doanh nghiệp Nhật tại Hồ Chí Minh tăng dần, và được sử dụng hiệu quả.
―― Số lượng du học sinh, thực tập sinh và khách du lịch Việt Nam đến Nhật Bản cũng tăng dần.
Kawaue: Tôi thấy rất mừng vì mối quan hệ Việt – Nhật không chỉ diễn ra trên phương diện kinh tế mà còn cả trên mặt văn hóa, con người. Chỉ là , tôi mong việc giao lưu này được tiến hành song phương. Người Việt Nam am hiểu khá nhiều về Nhật, thế nhưng ngược lại thì thế nào? Tôi hy vọng người Nhật trong thời gian tới cũng sẽ tìm hiểu nhiều hơn về đất nước Việt Nam.
Ngoài ra, Nhật Bản vẫn thường được so sánh với Hàn Quốc,văn hóa POP nở rộ tại Việt Nan thông qua âm nhạc và điện ảnh, trời trang, thế nhưng tôi nghĩ người Nhật chúng ta không cần phải mang suy nghĩ đối địch. Số lượng người quan tâm đến Nhật Bản vẫn đông đảo, và nền tảng là đất nước Nhật Bản được người dân Việt Nam thấu hiểu.
Ngược lại trong thời gian tới, tôi muốn được truyền đạt sự sâu sắc của văn hóa Nhật Bản hơn là những thông tin đại chúng như truyện tranh, hoạt hình. Và để thực hiện được điều này, cần phải có sự hợp tác của chính phủ và người dân, chúng tôi cũng sẽ hợp tác trong công tác này.
―― Ông nghĩ sao về mối quan hệ ngoại giao Việt-Nhật trong tương lai?
Kawaue: Năm nay kỷ niệm 45 năm thành lập quan hệ Nhật Việt, tôi hy vọng Việt Nam sẽ ngày càng trở thành đối tác chiến lược của Nhật Bản. Xét về mặt địa lý, Việt Nam đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh có vị trí nằm tại trung tâm Đông Nam Á, tôi hy vọng Nhật Bản có thể thông qua Việt Nam để thắt chặt quan hệ với các nước Đông Nam Á và các nước Asean.
―― Và cuối cùng là lời nhắn nhủ của ông dành cho các doanh nhân Nhật Bản.
Kawaue: Tôi đến Hồ Chí Minh lần đầu vào tết năm 1982. Thời điểm ấy, đường Đồng Khởi vẫn còn tên cũ là đường Tự Do, có người vẫn gọi đường ấy bằng cái tên có từ thời Pháp thuộc – đường Catinat. Nằm trên đường Đồng Khởi là khách sạn Caravelle và khách sạn Majestic cách nhau khoảng 500m, khi đó trong khoảng cách 500m ấy với các cửa hang gần như đều đóng cửa, số lượng cửa hàng kinh doanh chỉ khoảng 7, 8 căn. Cảnh tượng đó nghe qua có vẻ khó tin so với thời điểm đó, tuy nhiên hiện tại môi trường sống nay đã được cải thiện trông thấy, số lượng người Nhật cũng dần tăng, người Việt Nam đi ra nước ngoài cũng đã trở về. Đối với tôi cảnh tượng này quả thật như một giấc mơ (cười).
Thế nên, tôi hy vọng quý vị độc giả Nhật cũng hãy tìm kiếm một thú vui gì đó ở Việt Nam và tận hưởng chúng. Công việc hiển nhiên là quan trọng, nhưng đừng quên tận hưởng cuộc sống tại Việt Nam. Và hãy tìm hiểu thêm về đất nước và con người Việt Nam, nếu có gì thắc mắc, hãy nói điều đó với người Việt. Như vậy đôi bên sẽ ngày càng một thấu hiểu lẫn nhau hơn, cuộc sống cũng trở nên thú vị hơn.