Deloitte Consulting cung cấp dịch vụ tư vấn quản lý doanh nghiệp. Trong công ty, Hisashi Yoshida là trưởng nhóm phụ trách các công ty Nhật Bản. Ông cho rằng, 5 đến 10 năm tới Việt Nam sẽ có những thay đổi lớn và cần xem xét lại chiến lược kinh doanh cho phù hợp.
Hành động hướng đến mục tiêu là quan trọng
―― Hãy cho chúng tôi biết về nội dung công việc của công ty ông.
Yoshida: Deloitte Consulting cung cấp các dịch vụ tư vấn quản lý như: xây dựng chiến lược, M&A, cải cách tổ chức, CRM, SCM,v.v. Ngoài chuyên môn về các hạng mục này, chúng tôi còn có kiến thức chuyên môn trong các ngành như ô tô, điện cơ – điện tử, hàng tiêu dùng-phân phối-bán lẻ, tài nguyên-năng lượng-sản xuất hàng hóa, dược phẩm-chăm sóc sức khỏe, bất động sản-xây dựng, tài chính,v.v. Công việc của chúng tôi là hỗ trợ khách hàng không chỉ việc cải tiến, cải cách các lĩnh vực kinh doanh và nghiệp vụ kinh doanh mà còn giải quyết các vấn đề vượt ra ngoài các lĩnh vực đó.
Trong số nội dung công việc kể trên, tôi thuộc nhóm chiến lược và M & A cho các công ty Nhật Bản trên toàn Đông Nam Á, đặc biệt tôi có vai trò như một chuyên gia về thị trường Việt Nam. Mỗi thành viên có chuyên môn riêng về khu vực, ngành nghề và hạng mục.
Tất cả công việc của chúng tôi là tùy theo vấn đề của khách hàng mà đưa ra hỗ trợ phù hợp, thông thường các chuyên gia và nhân viên địa phương mỗi quốc gia sẽ tham gia vào dự án và làm việc theo nhóm.
Tùy theo nội dung công việc nhưng nếu ít thì có thể là một người Nhật giống như tôi cùng với 2 đến 3 nhân viên địa phương, 4 đến 5 người cho các dự án quy mô vừa, 10 người trở lên cho phát triển hệ thống.
―― Đối với các công ty Nhật Bản nội dung hỗ trợ thường là gì?
Yoshida: Từ trước đến nay, khi bắt đầu đầu tư mới vào Đông Nam Á có rất nhiều chiến lược kinh doanh. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu thị trường, thu hẹp các quốc gia mục tiêu, xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh cũng như hỗ trợ thực hiện.
Trong trường hợp dự án trọn gói, bắt đầu bằng việc nhìn xa trông rộng thị trường, xác định tầm nhìn kinh doanh dài hạn, từ đó suy ngược về để lập kế hoạch trung hạn từ 3 đến 5 năm. Cũng từ đây chúng tôi sẽ xác định các lĩnh vực trọng điểm, xây dựng chi tiết nội dung hoạt động kinh doanh trong từng lĩnh vực, khoanh vùng khách hàng mục tiêu, ý tưởng sản phẩm-dịch vụ, tiếp thị, v.v.
Tuy nhiên, do các công ty Nhật Bản đã vào Việt Nam khá nhiều, nên gần đây, chúng tôi có thể tận dụng lợi thế nền tảng sẵn có, các dự án M & A như đầu tư vào các công ty Việt Nam hoặc mua lại để phát triển các dịch vụ mới và mở rộng kinh doanh nhằm đón đầu sự tăng trưởng của thị trường Việt Nam ngày càng tăng.
―― Cần lưu ý điều gì để tránh rủi ro sau này?
Yoshida: Hành động hướng đến mục tiêu là điều quan trọng. Khi dự đoán tình hình 5 đến 10 năm tới, sẽ nghĩ đến những gì muốn làm, kế tiếp là đưa ra các hành động cần thiết. Điều quan trọng cần lưu ý là hành động phải kết nối được với chiến lược một cách rõ ràng.
Ví dụ: trong trường hợp M & A, không phải sau khi được chào mua công ty mới suy nghĩ mà phải đi từ tầm nhìn tương lai, sau đó xây dựng chiến lược kinh doanh, xem xét các khả năng cần thiết để thực hiện chiến lược và cụ thể các công ty cần đầu tư hoặc mua lại. Trên hết, nếu tự mình tiếp cận công ty phù hợp nhất, sẽ có nhiều khả năng giành được lợi thế trong các cuộc đàm phán trước các công ty khác.
Ngoài ra, ngay cả khi đầu tư vào ngành công nghiệp sản xuất, thay vì quyết định chọn các khu công nghiệp từ những người giới thiệu, chúng ta sẽ xác định trước các yêu cầu dựa trên chiến lược để có thể đảm bảo một cảm giác hoàn chỉnh nhất định, sau đó tụ mình tìm kiếm một khu công nghiệp đáp ứng được các yêu cầu đó.
Một đặc điểm của các công ty Nhật Bản là việc đưa ra quyết định rất thận trọng và tốn nhiều thời gian. Đây không chỉ hoàn toàn là một điều xấu, mà tôi nghĩ đó là một thế mạnh để chúng ta có thể tiến hành suôn sẻ và ổn định sau khi đưa ra quyết định.
Tuy nhiên, cũng có một thực tế là thường chậm hơn các công ty ở Châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc, Việt Nam,v.v. về khả năng ra quyết định tức thời. Để tránh sự chậm trễ như vậy, tôi nghĩ điều quan trọng là phải xem xét lại việc chủ động xây dựng chiến lược – M&A.
Thay đổi lớn sau 5-10 năm
―― Đặc trưng của Việt Nam là gì?
Yoshida: Khách hàng có nhiều ngành khác nhau như ô tô, điện gia dụng, công ty thương mại, thực phẩm-đồ uống, bất động sản, xây dựng, v.v., nhưng trong bất kỳ ngành nào ở Việt Nam, trong 10 năm tới, cải cách và đổi mới kinh doanh dựa trên công nghệ số sẽ trở thành chủ đề.
Cách tạo ra hàng hóa và dịch vụ dựa trên mục đích và nhu cầu của khách hàng, cách bán, cách kiếm tiền, v.v. đang thay đổi trong mọi ngành, và rào cản giữa các ngành, các quốc gia ngày càng ít hơn. Tôi cảm thấy cần phải nhìn tương lai của Việt Nam từ kiến thức trải rộng từ nhiều ngành công nghiệp và tầm nhìn toàn cảnh về Đông Nam Á nói chung.
Đặc điểm khác biệt của Việt Nam so với các nước là có hai thị trường rất lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Ví dụ, khi xem xét việc thâm nhập thị trường vào các nước láng giềng, chúng ta thường nghĩ bắt đầu từ khu vực đô thị, trong trường hợp của Việt Nam, TP.Hồ Chí Minh là khu vực thương mại lớn nhất và thủ đô Hà Nội có quy mô thị trường lớn thứ hai.
Hai thành phố cách xa nhau, và nền văn hóa khác nhau từ Bắc vào Nam. Cá nhân tôi nghĩ đó là một môi trường thú vị, nhưng với tư cách là một nhà tư vấn, có nhiều yếu tố cần xem xét hơn so với các quốc gia khác, điều này thật phiền toái (cười).
Khi bước vào một thị trường mới, thông thường Hà Nội hoặc TP. Hồ Chí Minh là điểm xuất phát để bắt đầu kinh doanh. Đối với các sản phẩm tiêu dùng phổ thông thì bắt đầu từ TP. Hồ Chí Minh
―― Ông cảm thấy gần đây có thay đổi gì không?
Yoshida: Chúng tôi mong muốn giúp khách hàng thay đổi trước những thay đổi lớn ở Việt Nam dự kiến trong vòng 5 đến 10 năm tới. Người ta ước tính rằng GDP bình quân đầu người của Việt Nam sẽ tăng hơn gấp đôi trong 10 năm tới, vượt qua con số hiện tại của Thái Lan. Đây là con số đã tính đến ảnh hưởng của dịch Corona, trước khi dịch Corona xảy ra ước tính dự kiến sẽ phát triển gần gấp ba lần.
Dựa trên điều này, đơn giản các công ty Việt Nam cần tăng hơn gấp đôi giá trị gia tăng trung bình trong tương lai, và mức lương đương nhiên cũng sẽ tăng lên. Các công ty đầu tư vào tương lai cần phải nhận thức được những giả định này, suy nghĩ về chiến lược và tìm kiếm đối tác.
Nếu GDP bình quân đầu người tăng hơn gấp đôi và mức lương tăng tương ứng, thì tính ưu việt của Việt Nam với tư cách là nền sản xuất tập trung vào công nghiệp nhẹ và gia công lắp ráp với lao động giá rẻ dự kiến sẽ giảm. Đồng thời, việc đảm bảo được nguồn nhân lực ưu tú sẽ khó khăn hơn, vì vậy sẽ phải xem xét lại vị trí trụ sở tại Việt Nam.
Khi những thay đổi đang diễn ra ít nhiều ở các nước khác, sẽ cần phải xem xét lại chiến lược của toàn bộ khu vực Đông Nam Á, và trên cơ sở đó, tôi nghĩ cần phải định vị lại, phát huy vai trò của doanh nghiệp ở Việt Nam. Tác động đối với những gì ngoài chiến lược sẽ đáng kể, chẳng hạn như chuỗi cung ứng, đầu mối liên hệ với khách hàng, nghiệp vụ của bộ phận quản lý, hệ thống nhân sự và cơ sở hạ tầng.
Việc đánh giá lại vị trí của cơ sở Việt Nam thường không chỉ do ban lãnh đạo cao nhất của công ty con địa phương quyết định. Mặc dù vì đang ở Việt thì có thể cảm nhận được một số thay đổi tại đây. Điều quan trọng là phải thúc đẩy các cuộc thảo luận và ra quyết định cho tương lai với bộ phận và trụ sở chính của khu vực.
Trong hoàn cảnh như vậy, tôi nghĩ rằng chúng tôi có thể giúp đỡ được nhiều vì chúng tôi đã quen thuộc với thị trường Việt Nam và văn hóa cũng như quy trình ra quyết định của các công ty Nhật Bản.