ベトナムビジネスならLAI VIENにお任せください!入国許可、労働許可証、法人設立、現地調査、工業団地紹介などあらゆる業務に対応します!お気軽にご相談ください!

Tầm nhìn của nhà lãnh đạo
Vol.17 Huong Lai Restaurant

Hương Lài – một nhà hàng đào tạo ở quận 1, Tp. Hồ Chí Minh đã được18 năm kể từ ngày khai trương. Ở đây, hàng chục bạn trẻ có hoàn cảnh khó khăn được đào tào, có việc làm ổn định. Ông chủ Jin Shirai sẽ kể cho chúng ta nghe những câu chuyện thú vị trong quá trình sử dụng nguồn nhân lực Việt Nam.

Tuyệt đối không ngủ quên trên chiến thắng

―― Quả thật món ăn nào cũng ngon!

Shirai: Xin cảm ơn. Tôi xác định menu ngay từ ngày đầu khai trương là các món ăn gia đình Việt Nam. Vì muốn gìn giữ bản sắc văn hóa Việt Nam nên menu hiện nay 90% giống với thời điểm ban đầu. Dù có trải qua 10 năm, 20 năm các món ăn gia đình Việt Nam vẫn không thay đổi, tôi muốn giới thiệu nền văn hóa ẩm thực gia đình Việt Nam phổ biến rộng rãi hơn, được nhiều người thưởng thức hơn. Với suy nghĩ đó tôi đã không ngững nỗ lực từng ngày.

―― Ông có thể cho biết cơ duyên nào dẫn đến việc mở nhà hàng?

Shirai: Từ năm 1999 tôi đã bắt đầu tham gia hoạt động tình nguyện ở trại trẻ mồ côi. Những công việc như là dịch thư cho cha mẹ nuôi ở Nhật Bản, giao hàng hóa cho 2 cơ sở trong thành phố mỗi tháng. Chúng tôi tiếp tục hoạt động cho đến năm 2010, khi sự hỗ trợ từ bên ngoài ngày càng tăng. Từ lúc bắt đầu tôi đã cảm nhận được một điều là nhiều đứa trẻ có tiềm năng lớn nhưng chưa được phát huy, nếu được trao cơ hội và môi trường thỏa đáng các em rất có thể sẽ thay đổi được tương lai của mình.

Mặt khác, tôi cũng có mong muốn làm một điều ý nghĩa dù nhỏ bé trong giới hạn của mình cho Việt Nam, đất nước đã cho tôi cơ hội sinh sống và cống hiến.

Nhân viên làm việc ở đây chủ yếu là lớp thanh thiếu niên độ tuổi từ 10 ~ 20 có hoàn cảnh khó khăn. Lúc đầu phần lớn là tôi thu nhận từ các cơ sở trẻ mồ côi, sau đó thì được các tổ chức phi chính phủ  giới thiệu, hiện giờ các em xuất thân từ gia đình có hoàn cảnh khó khăn truyền tai nhau đến với chúng tôi. Tôi sẽ đào tạo cho các em tiếng Anh và kỹ năng nghiệp vụ nhà hàng, nếu cần thiết tôi sẽ cho đi học ở trường ngôn ngữ và nhờ gia sư kèm thêm. Mọi chi phí đều được tài trợ.

―― Tiêu chí của việc tuyển dụng là gì?

Shirai: Tôi sẽ ưu tiên tuyển từ các trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Tôi sẽ không nhận sinh viên đại học vào làm thêm. Tuy nhiên, trẻ em thì cũng sẽ đến lúc trưởng thành, hầu như trong khoảng 4 ~ 6 năm các em sẽ tốt nghiệp. Sau đó các em có thể áp dụng những ký năng đã được học để tìm cho mình một công việc ở khá nhiều nhà hàng cao cấp cho khách nước ngoài trong nội thành thành phố Hồ Chí Minh. Mục tiêu tối thiểu là không còn thiếu ăn, thoát nghèo và trở thành công dân tốt trong xã hội Việt Nam.

Ngoại trừ những trường hợp đang sống cùng gia đình hoặc người thân thì chúng tôi đang trợ cấp tiền nhà cho các trường hợp khác sống một mình. Có ý kiến cho rằng trợ cấp tiền nhà và học phí sẽ làm chúng tôi mất nhiều chi phí, nhưng với sự nghiệp nuôi dưỡng nhân tài thì tôi tin là sẽ được đền đáp xứng đáng. Cho dù phải tính toán tiết kiệm các khoản chi phí khác như điện nước thì chúng tôi cũng sẽ không tiếc khoản đầu tư cho công cuộc giáo dục.

Khách hàng đến với chúng tôi khoảng 40% là khách du lịch, 50% là người nước ngoài đang sinh sống làm việc tại Việt Nam, 10% là người Việt, trong đó khách Nhật Bản chiếm phân nửa. Lí do không nhiều khách Việt Nam lui tới là vì chúng tôi đã xác định rõ đối tượng khách hàng mà mình đang hướng tới. Mục đích là đào tạo nghiệp vụ mang tính quốc tế bằng tiếng Anh hướng đến khách nước ngoài nên việc sử dụng tiếng Việt tiếp xúc với khách Việt Nam không mang lại hiệu quả cao.

Chính vì thế mà tôi đã từ chối nhận phỏng vấn từ các phương tiện truyền thông như là tivi, báo, tạp chí…Với một nhà hàng nhỏ như chúng tôi nếu không xác định rõ thị trường và đối tượng khách hàng sẽ khó có thể duy trì việc kinh doanh.

Không phải công cụ mà là con người

―― Xin ông cho biết nội dung đào tạo là gì?

Shirai: Điều quan trọng là “thiết lập, định hướng trải nghiệm thành công” và “thiện chí, tôn trọng”. Quá trình đào tạo bao gồm hơn 10 bước, ví dụ như là cách đưa menu cho khách, đi lấy nước uống, nhận order…, tiến hành từng bước một. Vì chúng ta không thể mang thực khách ra để làm thử nghiệm nên phải huấn luyện nhân viên cẩn trọng từng bước, tốn thời gian cũng không sao. Công việc không hề cực khổ nên là không có ngày nghỉ (cười).

Để đến được cấp độ có thể nhận nhận order mất khoảng 1~2 năm. Bước đầu tiên là học cách đứng cho ngay ngắn. Tiếp theo là hướng dẫn khách nhà vệ sinh. Bước cuối cùng là nhận order khách khó. Bằng hình thức đào tạo cá nhân tại nơi làm việc, chúng tôi sẽ điều chỉnh được thời gian hợp lý nhất như là giảng dạy vào giờ nghỉ và kiểm tra thực hành vào giờ làm việc. Học nhóm và chỉ học lý thuyết không mang lại hiệu quả.

Khách hàng tùy vào quê quán, tuổi tác hay mục đích mà có những đặc trưng khác nhau. Tôi sẽ phán đoán thực tế và cho tiến hành các bước phù hợp, mang lại lợi ích song song cho việc đào tạo nhân viên và làm hài lòng khách hàng. Chẳng hạn như tôi sẽ đưa ra chỉ thị “Nhân lúc khách hàng ở bàn số 3 đang đi vệ sinh hãy trải khăn ăn ra”.

Cho dù hướng dẫn cho nhân viên nghiệp vụ từng bước từng bước một thì cũng không tránh được nhiều trường hợp các em sai sót, vì thế tôi phải theo dõi sát sao, giúp các em tăng thêm 30% thực lực, từ đó nhận được khen thưởng tương xứng từ khách hàng. Niềm vui đó chính là trải nghiệm thành công mà tôi muốn mang đến, giúp các em trưởng thành hơn.

Nhân viên ở cấp trên cũng sẽ hỗ trợ hướng dẫn lại cho các bạn mới. Việc hướng dẫn người khác sẽ giúp các bạn nâng cao lòng tự trọng bản thân, xác nhận nghiệp vụ kỹ càng. Từ đó tạo ra văn hóa ở nơi làm việc.

OLYMPUS DIGITAL CAMERA

―― Vậy còn phương châm “thiện chí và tôn trọng” thì sao, thưa ông?

Shirai: Tiếp đãi khách hàng không phải là chuyện kết thúc trong một lần. Để nhân viêṇ tiếp tục đồng cùng nhà hàng thì tôi phải duy trì tâm thế đối ứng “thiện chí và tôn trọng”. Nếu không tôi sẽ không thể đào tạo kỹ năng và khơi dậy động lực ở các em được. Cũng có em đôi khi quên mất việc tôi là ông chủ mà hành động có chút thất lễ nhưng bằng thiện chí và sự tôn trọng tôi nghĩ điều đó có thể thay đổi được. Để các bạn thắng cũng chính là tôi thắng.

Trước kia cũng có thời kỳ tôi khá nôn nóng và mất bình tĩnh. Lý do khiến tôi lo lắng chính là khoảng cách giữa lý tưởng và thực tế, một trong những nguyên nhân chính là nhận thấy bản thân chưa đủ năng lực, thêm nữa là khoảng cách với nhân viên quá lớn, để rút ngắn điều đó cần kết hợp nhiều yếu tố.

Tôi đã quá chú trọng bản thân mình mà thường phàn nàn các em “hiểu rồi chứ”, “nói mấy lần rồi mà”…Tuy nhiên, suy nghĩ kỹ hơn tôi nhận ra rằng với bản thân mình là người Nhật có thể điều này là lẽ đương nhiên nhưng với các em thì không, và trong suy nghĩ của các em cũng có những điều mà các em cho là hợp lý. Đặt mình vào vị trí các em để hiểu và thông cảm hơn tôi mới trấn tĩnh bản thân và tìm ra được đối sách cải thiện tình hình.

“Thiện chí và tôn trọng” là phương châm của tôi hướng đến nhân viên, lan tỏa từ nhân viên đến khách hàng để rồi các em cũng nhận lại được thiện chí và tôn trọng từ khách hàng. Tôi muốn nhân rộng tiêu chí đó trong toàn thể nhân viên, toàn thể nhà hàng.

OLYMPUS DIGITAL CAMERA

―― Chủ ý kết nối trong cách nhìn nhân viên doanh nghiệp phải không, thưa ông?

Shirai: Doanh nghiệp Nhật Bản luôn tự hào với tiêu chí “khách hàng là cốt lõi”, vậy thì tại sao trong nội bộ công ty chúng ta không thể xem trọng các cá thể khác? Tôi muốn người Việt Nam tự nhận thức rằng đối với doanh nghiệp mình không chỉ là lao động giá rẻ mà còn bạn bè thân hữu. Tôi có nhiều cơ hội được lắng nghe ý kiến từ những người Việt Nam đang làm việc tại các doanh nghiệp Nhật Bản, hầu hết tiếng nói chung của mọi người là: “chúng tôi không phải công cụ, mà là con người”.

Bằng hình thức giao tiếp phi ngôn ngữ vượt qua cả ngôn ngữ, chúng ta đang dần xóa bỏ rào cản quốc tịch, tuổi tác, địa vị xã hội. Trong nội bộ doanh nghiệp cũng vậy, sẽ thật đáng tiếc nếu người lao động Việt Nam làm việc ở công ty Nhật Bản, dưới sự lãnh đạo của người Nhật nhưng lại không thể trưởng thành, phát triển bản thân. Theo tôi, hợp tác cùng tồn tại, cùng phát triển mới là con đường đúng đắn để thành công lâu dài.

Nhà hàng Hương Lài
Jin Shirai
Ông Jin Shirai sau khi tốt nghiệp đại học, làm việc tại Nhật Bản đã quyết định sang Việt Nam du học. Ông đã trải qua quá trình công tác trong ngành xuất khẩu hàng tạp hóa Việt Nam, cùng với kinh nghiệm trong các hoạt động tình nguyện mà mình tham gia ông đã mở nhà hàng Hương Lài năm 2001. Ông đã thành công xây dựng được một cơ sở đào tạo ngành nghề cho các thanh thiếu niên mồ côi cơ nhỡ, hoàn cảnh khó khăn cũng như mở ra một nhà hàng nổi tiếng, thu hút đông đảo khách nước ngoài.