ベトナムビジネスならLAI VIENにお任せください!入国許可、労働許可証、法人設立、現地調査、工業団地紹介などあらゆる業務に対応します!お気軽にご相談ください!

Tầm nhìn của nhà lãnh đạo Vol.72
MONSTARLAB VIETNAM

Monstarlab có cơ sở tại 19 quốc gia và khu vực trên toàn thế giới. Monstarlab Việt Nam ra đời từ việc sáp nhập hai cơ sở, có khoảng 480 kỹ sư IT trong số khoảng 520 nhân viên. CEO Masahiko Matsunaga, người đang thúc đẩy việc tạo ra chương trình dựa vào AI, nói về tương lai của ngành này.

Lĩnh vực chuyên môn tại các cơ sở ở các quốc gia

Matsunaga:Công ty IT Lifetime Technologies, được thành lập vào năm 2005, chuyên phát triển hệ thống ứng dụng hỗ trợ nghiệp vụ cho các doanh nghiệp, có trụ sở tại Hà Nội, là một trong những công ty tiên phong của Nhật Bản tại khu vực phía Bắc Việt Nam. Tôi tham gia quản lý từ năm 2012 thông qua một người quen. Năm 2016, công ty đã trở thành công ty con của Monstarlab sau khi hai bên hợp tác về vốn. Sau đó, công ty sáp nhập với cơ sở tại Đà Nẵng và trở thành Monstarlab Vietnam vào năm 2020.

Monstarlab mở rộng ra nước ngoài bằng hai cách: tự thành lập các cơ sở hoặc thông qua M&A. Tại Châu Á, các cơ sở ở Đà Nẵng, Thái Lan, Trung Quốc và Singapore đều do công ty tự thành lập. Lý do chính cho việc đầu tư ra nước ngoài là để khắc phục tình trạng thiếu kỹ sư tại Nhật Bản do tỷ lệ sinh thấp và dân số già, cũng như để xây dựng các cơ sở sản xuất với tầm nhìn tiến vào thị trường Châu Á. Chúng tôi đã tạo ra một đội ngũ lập trình tại Việt Nam để khắc phục các vấn đề như: China risk, chênh lệch múi giờ với Nhật Bản,v.v.

Công việc tại hai cơ sở ở Việt Nam khá giống nhau, nhưng Hà Nội được thành lập cách đây 20 năm, trong khi Đà Nẵng chỉ mới 10 năm, nên lịch sử có sự chênh lệch gấp đôi. Tại Hà Nội, khoảng 30% nhân viên đã làm việc trên 10 năm và khoảng 50% đã làm việc trên 5 năm, còn tại Đà Nẵng, khoảng 40% nhân viên đã làm việc trên 5 năm, tích lũy nhiều kỹ năng nghiệp vụ phong phú.

Vì vậy, tại Hà Nội với khoảng 210 người, chủ yếu phụ trách các giai đoạn thiết kế, còn Đà Nẵng với khoảng 300 người, thường đảm nhận giai đoạn thực hiện.

Matsunaga:Khoảng 60% công việc đến từ Monstarlab, còn lại khoảng 40% là các dự án trực tiếp từ Mỹ, Châu Âu, Trung Đông và Nhật Bản. Khách hàng từ thời Lifetime Technologies cũng rất đông, chúng tôi gọi là “choku-labo”. Số lượng dự án thay đổi theo thời điểm, nhưng trung bình hai cơ sở xử lý khoảng 50 dự án mỗi tháng. Ngành nghề của khách hàng rất đa dạng, chúng tôi phát triển hệ thống ứng dụng hỗ trợ nghiệp vụ, ứng dụng di động, trang web,v.v. Một số dự án bao gồm hệ thống bán vé máy bay, hệ thống tính điểm của công ty thẻ, hệ thống đặt hàng cho nhà hàng, hệ thống quản lý sản xuất cho các công ty sản xuất, ứng dụng game, ứng dụng tìm kiếm cơ sở điều dưỡng,v.v.

Thiết lập hệ thống và thiết kế do Nhật Bản và Philippines đảm nhận, còn triển khai và test thử được thực hiện tại Việt Nam, nên sự hợp tác giữa các cơ sở cũng không hiếm. Đáng tiếc là Việt Nam chưa mạnh về các khía cạnh sáng tạo như thiết kế,v.v. điều mà Philippines và Nhật Bản lại rất giỏi. Đối với những dự án chú trọng về thiết kế, muốn tạo ấn tượng mạnh trên thị trường từ các khách hàng “choku-labo”, chúng tôi khuyến khích Nhật Bản và Philippines cùng phát triển, trong khi Việt Nam chịu trách nhiệm thực hiện.

Mỗi cơ sở đều có chuyên môn riêng, ví dụ như xử lý và phân tích hình ảnh rất mạnh tại Trung Quốc. VR (thực tế ảo) là một công nghệ tiên tiến tại Trung Quốc, do có nhiều camera giám sát và cần phân tích với độ chính xác và tốc độ cao. Chuyên môn ở mỗi quốc gia khác nhau.

Chuyển sang thời đại từ số lượng đến chất lượng tinh nhuệ

Matsunaga:Chúng tôi đang tập trung vào AI. Chúng tôi đang tích hợp việc tạo mã dựa vào AI để phát triển chương trình. Điều này đòi hỏi những nhân sự có thể ra chỉ thị cho AI một cách chính xác, chúng tôi đang đào tạo những kỹ sư này. Quan trọng là “làm sao để mã được tạo bởi AI không cần chỉnh sửa nhiều”. Nếu phải chỉnh sửa nhiều thì việc sử dụng AI trở nên vô nghĩa. Sau khi tạo mã chính xác, AI cũng được hướng dẫn phương pháp test thử. AI đang tham gia cả vào lĩnh vực test thử sau khi thực hiện.

Người chỉ đạo cần phải am hiểu công việc và quy trình hơn là kiến thức về IT hay ngôn ngữ lập trình. Hình dung như việc làm bánh chuyển từ thợ lành nghề sang robot phân tích hình ảnh những chiếc bánh trông ngon mắt. Khi AI tiến hóa, việc học các ngôn ngữ lập trình sẽ không còn cần thiết. Trong phát triển web, cần kiến thức về Java hay PHP, trong phát triển ứng dụng di động cần kiến thức về iOS hay Android. Tuy nhiên, những người chỉ tập trung vào kỹ năng lập trình sẽ giảm xuống, thay vào đó là những người sử dụng AI hiệu quả để phát triển mạnh mẽ. Các công ty khác còn tích cực hơn chúng tôi trong việc sử dụng AI, có nhiều công ty chuyên về nền tảng low-code hoặc no-code. Vì không cần tuyển chuyên gia nên cũng giúp giải quyết vấn đề thiếu hụt nhân lực.

Matsunaga:Họ có tư duy nhạy bén và trí nhớ tốt. Tôi cảm thấy tốc độ ghi nhớ ngôn ngữ của họ nhanh hơn người Nhật gấp đôi. Điều này áp dụng không chỉ ở ngôn ngữ tự nhiên như tiếng Nhật, tiếng Anh, mà còn cả ngôn ngữ lập trình. Tuy nhiên, giống như Nhật Bản ngày xưa, có suy nghĩ ăn sâu vào đầu rằng thông minh là phải có trí nhớ tốt, nên thiếu khả năng ứng dụng. Điều này cũng có liên quan đến sự yếu kém trong khả năng sáng tạo mà tôi đã đề cập trước đó. Họ chưa có nhiều khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng phong phú, tôi nghĩ điểm mấu chốt trong đào tạo sắp tới là việc có thể dự đoán trước được bao nhiêu bước. Tôi nghĩ rằng trách nhiệm của các công ty nước ngoài là giúp họ phát triển khả năng này.

Điều đáng mừng là họ thích thử thách. Theo quan điểm cá nhân của tôi, không gặp thất bại sẽ không trưởng thành.Ví dụ, chúng tôi sẽ trao cơ hội cho những người xung phong làm quản lý. Nếu họ thất bại thì khiển trách, sau đó cho thử lại, nếu thành công thì khen ngợi, lặp đi lặp lại quá trình này để thúc đẩy sự trưởng thành, đào tạo với tinh thần “dục tốc bất đạt”. Công ty chúng tôi có bốn người Nhật, nhưng tôi nghĩ rằng việc hoàn thành tất cả các công việc từ đầu đến cuối bởi người Việt mới thực sự là offshore hoàn chỉnh và điều này sẽ giúp nâng cao năng lực kỹ thuật của Việt Nam.

Matsunaga:Thời đại dựa vào số lượng kỹ sư đã qua, nên tôi muốn xây dựng một đội ngũ ít nhưng tinh nhuệ. Trong tương lai, dù số lượng hiện tại từ 500 người giảm xuống còn 300 người tinh nhuệ, tôi vẫn muốn tạo ra một tập thể có thể đáp ứng các nhu cầu đa dạng và cao cấp.

Chúng tôi muốn tăng cường các dự án từ nước ngoài. Làm các dự án từ Mỹ và Châu Âu để giảm rủi ro tỷ giá, vì thanh toán bằng đô la hoặc euro. Một nguyên nhân khác là giá thực tế của các dự án Nhật Bản thấp hơn do đồng yên yếu và đơn giá hiếm khi tăng.

Tuy nhiên, kinh doanh ở nước ngoài cũng có khó khăn do khác biệt về văn hóa và thói quen thương mại. Một số quốc gia có chu kỳ thanh toán chậm, ví dụ như sau 200 ngày kể từ khi giao hàng. Ngoài ra, còn có nhiều rủi ro như kỳ nghỉ hè dài hay các sự kiện tôn giáo, khiến cho các dự án và công việc bị ngừng lại trong thời gian dài. Khắc phục điều này là một thách thức.

AI có thể tạo ra không chỉ ngôn ngữ lập trình mà còn cả các ngôn ngữ như tiếng Nhật, tiếng Anh nên chúng tôi nghĩ có thể tiếp nhận việc làm từ bất kỳ quốc gia nào cũng như giải quyết được các rủi ro của từng quốc gia.

Ngành IT, bao gồm cả kỹ sư IT đang bước vào thời kỳ cạnh tranh sinh tồn, nên chúng tôi cũng muốn nỗ lực hết sức để tồn tại.

Masahiko Matsunaga
Năm 1981, ông làm việc tại một công ty chuyên phát triển hệ thống ứng dụng hỗ trợ nghiệp vụ trong các doanh nghiệp. Sau khi trải qua các công việc liên quan đến phát triển vận hành và quản lý, ông phụ trách phát triển mảng offshore (gia công phần mềm) tại Trung Quốc. Năm 2012, ông tham gia vào quản lý công ty Lifetime Technologies của Nhật Bản tại Việt Nam. Trải qua thương vụ M&A với Monstarlab vào tháng 8 năm 2016, tháng 12 năm 2020 công ty đã được đổi tên thành Monstarlab Vietnam sau khi sáp nhập với Asian Tech, ông hiện tại đang giữ chức CEO.