ベトナムビジネスならLAI VIENにお任せください!入国許可、労働許可証、法人設立、現地調査、工業団地紹介などあらゆる業務に対応します!お気軽にご相談ください!

Tầm nhìn của nhà lãnh đạo Vol.77
JCCH

Ông Takao Nozaki, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Mitsubishi UFJ tại TP.HCM, đã nhận chức Chủ tịch Hiệp hội Doanh Nghiệp Nhật Bản tại Tp.HCM (JCCH) vào tháng 4 năm nay. Với kinh nghiệm công tác tại Singapore và Ấn Độ, ông Nozaki chia sẻ: “Việt Nam là số một”

Người Nhật Bản làm việc nghiêm túc được đánh giá cao

Nozaki:Tiền thân của Ngân hàng Mitsubishi UFJ là Ngân hàng Tokyo, vào thời điểm đó, lần đầu tiên Ngân hàng Yokohama Seikin đã mở chi nhánh tại Sài Gòn vào năm 1920 (năm Đại Chính thứ 9). Đã 104 năm trôi qua kể từ đó.

Sau đó, đã mở thêm chi nhánh tại Hà Nội và Hải Phòng nên tổng cộng có 3 cứ điểm. Tuy nhiên, tất cả đều phải rút lui do chiến tranh Thái Bình Dương. Vào năm 1962, công ty tái gia nhập thị trường, nhưng lại phải rút lui do chiến tranh Việt Nam. Đến năm 1996 sau khi chính sách Đổi mới được áp dụng, công ty đã mở lại chi nhánh tại TP.HCM. Và tiếp tục duy trì mô hình kinh doanh hiện tại.

Ngân hàng Mitsubishi UFJ đang xem Việt Nam là một quốc gia có sự tăng trưởng mạnh mẽ nhất, và cùng với Ấn Độ, chúng tôi coi đây là một trong những quốc gia trọng điểm tại châu Á mà chúng tôi muốn tập trung phát triển. Hơn nữa, chi nhánh TP.HCM hiện đang phục vụ hơn 1000 khách hàng, chủ yếu là các doanh nghiệp Nhật Bản, bên cạnh đó còn có các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Tôi rất yêu thích Việt Nam. So với tất cả các chi nhánh trong nước và ngoài nước mà tôi đã từng làm việc cho đến bây giờ, nơi đây là số 1. Tôi cảm thấy có duyên phận đặc biệt với đất nước này. Tôi đã gia nhập ngân hàng vào năm 1996, đây cũng là thời điểm chi nhánh TP.HCM hiện nay được mở.

Đồng thời, tôi cũng rất may mắn khi được gặp gỡ và làm việc với những người tuyệt vời. Bao gồm các đồng nghiệp thân thiết trong công ty, khách hàng,v.v. dù là người Nhật hay người Việt, có lẽ đó là lý do khiến tôi cảm thấy công việc tại Việt Nam là thú vị nhất.

Nhờ vào nhiều sự trợ giúp, doanh thu, số lượng nhân viên, số lượng khách hàng giao dịch, v.v. của Công ty chúng tôi tăng liên tục trong 10 năm qua. Tôi cảm nhận rằng điều này phản ánh sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam, sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản và sự thành công của các khách hàng đang hoạt động tại Việt Nam.

Nozaki:Trước đây, tôi đảm nhiệm vai trò Phó trưởng chi nhánh và phụ trách công tác văn phòng của Hiệp hội Doanh Nghiệp Nhật Bản tại Ấn Độ nhưng lần đầu tiên tôi trở thành thành viên ban lãnh đạo là khi tôi làm Trưởng Ban Tài chính và Bảo hiểm tại Việt Nam. Lần này, khi trở thành Chủ tịch JCCH, tôi cảm thấy trách nhiệm rất lớn.

Với vai trò là Chủ tịch, tôi đã có cơ hội đại diện cho hơn 1.000 doanh nghiệp hội viên để xây dựng và nâng cao mối quan hệ với các Ủy Ban nhân dân của các tỉnh, thành phố như TP.HCM, Đồng Nai, Long An, Bình Dương và Bà Rịa-Vũng Tàu.

Từ đó, tôi cảm nhận được rằng ở đâu cũng đều rất thân thiện với Nhật Bản, đều mong muốn nhiệt thành rằng các công ty Nhật Bản sẽ mở rộng đầu tư và phát triển tại đây. Tôi không biết rằng mình lại được chào đón nồng nhiệt như vậy. Rất nhiều lần tôi nghe được những lời này trực tiếp từ họ, và tôi nghĩ đó là thành quả của mối quan hệ tin cậy mà Chính phủ Nhật Bản và các doanh nghiệp tư nhân đã xây dựng, cống hiến lâu dài tại Việt Nam bằng nhiều hình thức khác nhau.

Họ đều nói giống nhau là: “Các công ty Nhật Bản làm việc nghiêm túc, tuân thủ pháp luật, đóng thuế đầy đủ, và tạo ra nhiều việc làm.” Nếu nghe qua, có thể mọi người sẽ cảm thấy những điều này có vẻ đơn giản.Tuy nhiên, chính vì đã duy trì thực hiện những điều này mà các doanh nghiệp Nhật Bản và người Nhật đã gắn bó sâu sắc với Việt Nam như những công dân bình thường.

Tinh thần tự nguyện

Nozaki:Đúng vậy. Theo kinh nghiệm của tôi, việc tin tưởng người dân của quốc gia đó bằng một thái độ chân thành và khiêm tốn là bí quyết để thành công ở châu Á. Tôi nghĩ rằng thái độ này của các công ty Nhật Bản không chỉ được công nhận ở Việt Nam mà còn được công nhận trên toàn thế giới.

Có thể nói đây là một minh chứng. Mặc dù ở Việt Nam có nhiều Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài như Hàn Quốc, Đài Loan, Mỹ, châu Âu, nhưng chỉ có Nhật Bản là quốc gia duy nhất được mời tham gia tổ chức các cuộc Hội nghị bàn tròn hàng năm một cách liên tục. Điều này vẫn không thay đổi dù có những quốc gia có số lượng công ty, số người nước ngoài sinh sống và số vốn đầu tư tại Việt Nam nhiều hơn so với Nhật Bản.

Thông qua kết quả khảo sát ý kiến từ các công ty hội viên, chúng tôi xác định các vấn đề liên quan đến môi trường kinh doanh và môi trường sinh hoạt, sau đó gửi kiến nghị lên Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Trong các cuộc thảo luận bàn tròn này có sự tham gia của Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân, họ luôn phản hồi một cách tận tình và nhanh chóng.

Hội nghị bàn tròn cũng có thể coi là sự kiện lớn nhất của JCCH, trong năm nay đã gửi tổng cộng 17 kiến nghị mới lên Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Trước buổi họp chính thức, Hội nghị bàn tròn thử nghiệm đã diễn ra các nghị luận sôi nổi ở cấp thực tiễn. Cuộc họp chính thức dự kiến sẽ diễn ra vào đầu tháng 12 (thời điểm phỏng vấn), và hiện tại chúng tôi đang xem xét đánh giá cuối cùng.

Nozaki:Một vài kiến nghị có thể kể đến, ví dụ như việc xin gia hạn giấy phép lao động trở nên khó khăn hơn. Đây là vấn đề lớn không chỉ đối với các công ty có vốn đầu tư nước ngoài mà còn với nhiều công ty khác, và chúng tôi mong muốn có sự cải thiện.

Ngoài ra, còn có Kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT) trong thị trường bán lẻ. Đặc biệt là quá trình xét duyệt khi các công ty có vốn đầu tư nước ngoài mở cửa hàng thứ hai tại Việt Nam, mặc dù vào tháng 1 năm 2024, quy định này đã được bãi bỏ, nhưng vẫn có một số trường hợp vẫn bị yêu cầu thực hiện.

Khu chế xuất Tân Thuận sẽ hết hạn cho thuê vào năm 2041 và dự định sẽ được chuyển đổi thành khu công nghệ cao. Tuy nhiên, định nghĩa “công nghệ cao” hiện vẫn chưa rõ ràng, và có nhiều công ty lo ngại về việc tiếp tục hoạt động sau năm 2041. Mặc dù còn 17 năm nữa, nhưng do có kế hoạch đầu tư thêm trong tương lai, chúng tôi mong muốn sớm đưa ra quyết định.

Ngoài ra, chúng tôi cũng dự định yêu cầu đơn giản hóa thủ tục nhập cảnh và xuất cảnh tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.

Nozaki:Không, tôi đang nhận được sự giúp đỡ của nhiều người. JCCH có 10 ủy ban thực thi và 13 hiệp hội thương mại, tất cả các ủy viên và thành viên hội đều là tình nguyện viên. Trong một số trường hợp, họ còn hy sinh cả ngày cuối tuần để hỗ trợ các hoạt động đóng góp cho xã hội, giao lưu doanh nghiệp, kết nối kinh doanh,v.v.

Hơn nữa, dù không ai nhận thù lao, nhưng tất cả các ủy ban và hội viên của các hiệp hội đều rất sôi nổi (cười). Chúng tôi có trao đổi thông tin với nhiều Hiệp hội doanh nghiệp của các nước khác, nhưng điều này chỉ có ở Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản mà thôi.

Nếu tiếp tục tham gia hoạt động tình nguyện mà không có bất kỳ nghĩa vụ nào, người ta có xu hướng đặt lợi ích của người khác lên trên chính mình, vì vậy đã quy tụ những người có tính cách tốt lại với nhau. Cả người Nhật và người Việt đều có tinh thần như vậy, và tôi rất biết ơn khi nhận được sự giúp đỡ bởi những người như thế.

Nozaki:Trong suốt lịch sử dài của Nhật Bản và Việt Nam, hiện tại mối quan hệ giữa hai quốc gia đang rất tốt đẹp. Điều này thực sự là nhờ vào nỗ lực của những người đi trước và các bậc tiền bối, tôi muốn nâng cao mối quan hệ này hơn nữa dù chỉ là một bước hay hai bước.

Nếu không làm gì, mối quan hệ này sẽ dần dần phai nhạt đi, vì vậy tôi sẽ cố gắng duy trì và phát triển mối quan hệ này càng nhiều càng tốt. Đây là điều tôi cảm nhận được khi làm Giám đốc chi nhánh ngân hàng hay lẫn khi làm Chủ tịch JCCH, và tôi mong muốn sắp tới có thể tham gia vào từng sự kiện của JCCH một cách chu đáo nhất.

Mặt khác, tôi cũng đang lo ngại về việc sự hiện diện của Nhật Bản tại Việt Nam đang dần giảm sút. Trung Quốc đã trở thành một cường quốc toàn cầu, Hàn Quốc và Đài Loan đã đi trước Nhật Bản trong các công nghệ tiên tiến, có lẽ thời kỳ chuyển đổi của ý nghĩa sự tồn tại của Nhật Bản đang đến.

Đối với Nhật Bản cũng như Việt Nam, đây cũng là một bước ngoặt lớn khi trở thành đối tác không thể thiếu của nhau. Vậy làm thế nào để tôi có thể đóng góp cho mối quan hệ này? Dù chỉ là một chút ít tôi cũng sẽ tiếp tục nỗ lực cố gắng.

Takao Nozaki
Sau khi tốt nghiệp đại học, ông gia nhập Ngân hàng Tokyo Mitsubishi (tên ngân hàng vào thời điểm đó). Ông chủ yếu đảm nhiệm các công việc liên quan đến kinh doanh tại trụ sở chính ở Tokyo và chi nhánh Nagoya, sau đó ông đã công tác tại Singapore trong 4 năm và New Delhi-Ấn Độ trong 4 năm rưỡi. Sau khi làm Giám đốc chi nhánh Asakusabashi tại Tokyo, vào tháng 4 năm 2023 ông đảm nhiệm chức vụ hiện tại. Tháng 4 năm 2024 ông nhậm chức Chủ tịch JCCH.