Canon Marketing Việt Nam được thành lập với tư cách là công ty tiếp thị các sản phẩm chính của Canon như máy photocopy, máy ảnh và máy in. Từ năm ngoái, mở rộng sang hình thức kinh doanh B2B. Hãy cùng Giám đốc Satoru Takeda nói về nội dung công việc cũng như quyết tâm cố gắng thực hiện.
Kinh doanh 3 sản phẩm công nghiệp và các sản phẩm B2B khác
―― Xin vui lòng cho chúng tôi biết quá trình tham gia vào thị trường Việt Nam của Canon.
Takeda: Canon Việt Nam được thành lập tại Hà Nội vào năm 2001. Nhà máy sản xuất máy in và máy scan (máy quét) hiện có khoảng 20.000 người đang làm việc. Năm 2002 đã thành lập văn phòng đại diện để làm cơ sở bán hàng.
Vào năm 2008 một công ty Việt Nam có tên là Lê Bảo Minh (LBM) đã trở thành nhà phân phối các sản phẩm của Canon như máy photocopy, máy ảnh và máy in. Công ty này là nhà phân phối chính thức duy nhất tại Việt Nam, có hơn 300 đại lý (dealer) trên toàn quốc.
Năm 2012, chi nhánh trụ sở khu vực là Canon Singapore đã đầu tư 100% vốn để thành lập công ty Canon Marketing Việt Nam, hiện có trụ sở chính tại TP.HCM và chi nhánh tại Hà Nội.
Ban đầu, công ty được xác định là cơ sở sản xuất cho EPE, nhưng khi nền kinh tế mở rộng và thị trường dự đoán sẽ phát triển nên chúng tôi bắt đầu bán các sản phẩm chính của công ty.
Công ty chúng tôi chủ yếu phụ trách tiếp thị, xúc tiến bán hàng với LBM và điều phối mua hàng từ Singapore. Tuy nhiên, chúng tôi đã thực hiện một sự chuyển đổi lớn trong hoạt động kinh doanh vào năm ngoái và hiện đang trong quá trình cải cách cơ cấu.
―― Có các nghiệp vụ kinh doanh nào?
Takeda: Việc bán các sản phẩm đã có từ trước đến người tiêu dùng không thay đổi, vẫn do LBM phụ trách. Đối với nhóm sản phẩm này, chúng tôi cũng sẽ tiếp tục các công việc như : phổ biến thông tin trên SNS, thực hiện các hoạt động kinh doanh hướng đến các công ty Nhật Bản.v.v. Ngoài ra, Canon Marketing Việt Nam đã bắt đầu phụ trách khai thác các hoạt động kinh doanh mới B2B trong lĩnh vực công nghiệp.
Hệ thống này đã bắt đầu hoạt động vào năm ngoái, văn phòng ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội cũng đang được chuyển chỗ mới.
Hiện tại, có ba sản phẩm chính. Đầu tiên là sản phẩm Camera tự động hóa công nghiệp, đây là một loại máy kiểm tra tự động và giám sát các dây chuyền sản xuất của nhà máy. Sản phẩm được sản xuất tại Trung Quốc, sử dụng cảm biến của Canon.
Thứ hai là Thiết bị phát hiện rò rỉ dùng khí Helium. Đây là một sản phẩm của công ty liên kết của Canon, máy kiểm tra sự rò rỉ các đối tượng bằng khí Helium. Thứ ba là máy đo chiều dài không tiếp xúc, đo tốc độ và lượng di chuyển của hàng hóa trên dây chuyền sản xuất với độ chính xác cao.
Ngoài các thiết bị công nghiệp này, chúng tôi đang nghĩ đến việc khai thác các nghiệp vụ kinh doanh mới thuộc B2B nhắm đến các công ty và cơ quan chính phủ.
―― Ông đang suy nghĩ gì về các kênh bán hàng cho các sản phẩm công nghiệp?
Takeda: Vì mới bắt đầu thực sự từ quý 4 năm ngoái nên còn nhiều việc chưa làm được, nhưng một là sẽ khai thác quanh mạng lưới các nhà cung cấp có liên hệ với nhà máy Canon Việt Nam, các công ty sử dụng máy photocopy Canon, các đại lý bán hàng từ trước giờ của Canon.v.v.
Canon đã phát triển nhiều thiết bị và máy móc trong lĩnh vực công nghiệp, đặc biệt ở khu vực Châu Á, lợi nhuận từ B2B chiếm khoảng 40%. Tuy nhiên, mặc dù máy ảnh và máy in được nhiều người biết đến nhưng Canon trong lĩnh vực công nghiệp vẫn còn có khách hàng chưa biết đến.
Chúng tôi muốn cung cấp các sản phẩm tiên tiến của Canon cho các công ty Việt Nam nhằm tăng doanh số bán hàng tại Châu Á. Ban đầu, tôi muốn bắt đầu với các công ty Nhật Bản, trong tương lai sẽ mở rộng sang các công ty có vốn đầu tư nước ngoài và các công ty Việt Nam.
Mặt khác, sẽ tiếp tục mối quan hệ đối tác vững mạnh cùng LBM. Từ giờ trở đi chúng tôi cũng hợp tác với nhau để tăng cường mối liên kết giữa Singapore và Việt Nam.
―― Việc thực hiện những cải cách như vậy có thường xảy ra không?
Takeda: Nhìn chung, động thái khai thác thị trường mới như thế này là có nhưng tôi nghĩ đây là hành động tiến thêm một bước. Tất nhiên, chúng tôi đang cố gắng tạo ra những sản phẩm sáng tạo trong nhóm sản phẩm hiện tại, nhưng chúng tôi không thể vẽ ra một tương lai màu hồng nếu chỉ tiếp tục bán những sản phẩm đó. Tương lai phía trước cũng chưa rõ ràng một phần do dịch Covid-19.
Việt Nam là một trong những thị trường hứa hẹn nhất trong các nước ASEAN, mặt khác tôi nghĩ chúng tôi đi theo hướng này vì chúng tôi có cơ sở bán hàng vững chắc và một công ty LBM đáng tin cậy.
Và dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, chúng tôi cũng sẽ cố gắng hết sức mình.
“Giám đốc phụ trách” tự mình thực hiện
―― Hệ thống nội bộ trong công ty cũng thay đổi phải không?
Takeda: Đúng vậy. Vì đó là sự khởi đầu của một nghiệp vụ kinh doanh mới, chúng tôi đã khởi động “Dự án Phoenix”. Dựa trên triết lý “cộng sinh” của Canon, chúng tôi đưa ra tầm nhìn (vision) là không chỉ có lợi nhuận công ty mà hãy cùng cống hiến cho xã hội, nội bộ công ty có ba khẩu hiệu (slogan).
“Cùng nhau – Tiến xa hơn” (“Together – Go further”). Cùng với khách hàng quan trọng là LBM hợp tác chặt chẽ, thân thiết. “Dốc toàn lực!” (“All Out !”). Ra khỏi nơi an toàn, thử thách vượt qua giới hạn. “ Giữ an toàn và khỏe mạnh” (“Stay Safe & Healthy”) là giữ cho cơ thể và tinh thần khỏe mạnh, ăn ngon, ngủ ngon (cười). Tất cả nhân viên trong thể chế số ít nhân viên tinh nhuệ đang vừa tận dụng từng điểm mạnh, vừa xây dựng đội nhóm.
Tôi đã từng được bổ nhiệm đến Châu Âu, Úc và Singapore, tôi cảm thấy có sự khác biệt lớn về môi trường và đặc thù quốc gia so với Việt Nam. Theo quan điểm của tôi, người Việt Nam thân thiện và coi trọng phép tắc.
Tại thời điểm lockdown, việc lo lắng cho những người nước ngoài làm việc tại Việt Nam giống như tôi và gửi đồ ăn cho nhau đã cho tôi cảm nhận chưa từng trải qua ở các quốc gia khác.
Tuy sự lắng dịu của Covid-19 vẫn chưa rõ ràng, nghiệp vụ kinh doanh mới vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng cảm giác rất tuyệt vời khi được cùng những người bạn đồng hành như vậy hướng tới những mục tiêu mới.
―― Giám đốc Takeda là chỉ huy chính phải không?
Takeda: Có các chức danh như “Trưởng ban phụ trách” và “Phó ban phụ trách”. Tôi được ví là một người quản lý trò chơi, tôi nghĩ tôi là “Giám đốc phụ trách”. Giám đốc không chỉ đưa ra chỉ thị mà còn tự mình thực hiện.
Thực ra, tôi đã bán máy photocopy trong năm đầu tiên gia nhập Canon. Tôi phụ trách bán hàng tận nơi (door to door selling – không cần hẹn trước, trực tiếp đến từng nơi để chào hàng) khu vực Shitamachi của Tokyo, nơi có nhiều đối thủ cạnh tranh, có ngày tôi đi chào hàng cả trăm chỗ. Khi kể chuyện này cho các bạn trẻ ngày nay họ đều kinh ngạc (cười).
Đây là điểm khởi đầu của tôi, và giờ đây một khởi đầu giống như vậy lại bắt đầu. Liên kết với đội nhóm Singapore đồng thời khai thác các công ty Nhật Bản và Việt Nam như đã đề cập lúc nãy, chúng tôi cũng đang xem xét phổ biến thông tin trên SNS và tham gia các sự kiện triển lãm sản phẩm. Có rất nhiều việc phải làm!
Giai đoạn 1, thời gian 5 năm được tính bắt đầu từ năm ngoái, đến năm 2025 chúng tôi muốn nâng cao thành tích kinh doanh trong tầm nhìn dài hạn đến năm 2035. Tại Việt Nam, ngày càng có nhiều công ty đẩy mạnh tự động hóa và tiết kiệm lao động tại các nhà máy do mức lương cơ bản tăng, có thể nói rằng các sản phẩm của chúng tôi đang phù hợp với xu hướng hướng đó. Chúng tôi đang nhìn thấy nhiều cơ hội lớn để phát triển hơn nữa.