Văn phòng luật sư Nagashima / Ono / Tsunematsu thành lập tại Việt Nam đầu tiên ở Hồ Chí Minh vào năm 2014 và ở Hà Nội vào năm 2015. Chúng tôi đã có bài phỏng vấn với đại diện Văn phòng Hồ Chí Minh và cũng là người giữ chức Trưởng ban Pháp luật – Lao động của Hiệp hội Doanh Nghiệp Nhật Bản tại Hồ Chí Minh (JCCH) – ông Motohisa Nakagawa.
Luật sư chuyên về các vấn đề pháp lý của công ty
―― Trong những năm gần đây, các văn phòng luật lớn của Nhật Bản đã mở rộng ra nước ngoài.
Nakagawa: Luật sư là nghiệp vụ tư vấn, vì vậy chúng tôi sẽ cùng mở rộng theo sự đầu tư phát triển ra nước ngoài của khách hàng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ pháp lý ở đó. Đặc biệt là sau Lehman Shock( vụ phá sản ngân hàng lớn của Mỹ năm 2008), đã có một làn sóng đầu tư sang châu Á, nên có lẽ vì vậy đầu tư vào khu vực này tăng lên.
Lý do khác cũng giống như lý do mở rộng của các công ty Nhật Bản, chúng tôi cảm thấy không thể duy trì sự tăng trưởng như một tổ chức nếu không phát triển ra nước ngoài. Do những yếu tố này, việc mở rộng ra nước ngoài của các văn phòng luật lớn đã tăng nhanh hơn trong 10 năm qua.
―― Xin vui lòng cho biết nội dung công việc của văn phòng ông là gì ?
Nakagawa: Bản thân tôi xử lý tất cả các vấn đề pháp lý của doanh nghiệp, đặc biệt là M & A (sáp nhập và mua lại công ty) và giao dịch bất động sản. Các văn phòng luật lớn được chia thành các lĩnh vực giống như bệnh viện đại học, và ban đầu tôi thuộc về nhóm M & A. Do đó, tôi cũng phụ trách M & A, nhưng ở Việt Nam tôi cũng làm việc như một bác sĩ ở thị trấn. Xin hãy phó thác bất cứ dự án nào cho tôi (cười).
Các thỏa thuận M & A phổ biến nhất là công ty Nhật Bản mua lại một công ty địa phương và biến nó thành công ty con, hoặc đầu tư vào công ty địa phương để thành lập công ty liên doanh. Sau khi thực hiện thẩm định (xác nhận tình trạng công ty, v.v.) của công ty đối tác sẽ tiến hành tư vấn về nội dung hợp đồng, lập hợp đồng và ký kết hợp đồng.
Mối liên hệ vẫn sẽ tiếp tục ngay cả sau khi hợp đồng được ký kết do các loại giấy phép khác cũng cần thiết, như việc xin giấy phép đầu tư chẳng hạn v.v., . Nếu doanh nghiệp bắt đầu hoạt động mà có vấn đề về pháp lý phát sinh, chúng tôi cũng sẽ tiếp tục tư vấn.
―― Xin vui lòng cho biết về công việc kinh doanh bất động sản.
Nakagawa: Tại Việt Nam, các công ty tư nhân không thể có được quyền sở hữu đất đai, vì vậy quy trình sẽ là xin quyền sử dụng đất, xin cấp các giấy phép liên quan, giấy phép xây dựng. Khi có quyền sử dụng đất, cũng cần kiểm tra mối quan hệ quyền lợi trong quá khứ của đất, và khi đó có thể tìm thấy nhiều vấn đề pháp lý khác nhau. Được ví như Thẩm định chi tiết (Due diligence) về đất, phát hiện vấn đề và đưa ra các biện pháp xử lý, công việc này tốn khá nhiều thời gian.
Ngoài M & A và bất động sản, còn có các dự án cơ sở hạ tầng. Ví dụ, cơ sở hạ tầng Tuyến tàu điện ngầm số 1 đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều công ty Nhật Bản đang tham gia, chúng tôi cũng có tư vấn về mối quan hệ hợp tác này.
Có dự án tiếp tục thực hiện theo hợp đồng cố vấn đã ký kết, có dự án với từng vấn đề riêng lẻ, cũng có dự án tạm dừng, bản thân tôi cũng không biết có tổng cộng toàn bộ bao nhiêu dự án luôn (cười). Công việc hàng ngày của chúng tôi bao gồm các cuộc họp với khách hàng, soạn tài liệu và xem xét các bản thảo của các luật sư trẻ.
―― Khách hàng chủ yếu là các công ty Nhật Bản phải không?
Nakagawa: Vâng Là một luật sư Nhật Bản, tôi nghĩ công việc lớn nhất là lấp đầy khoảng cách giữa khách hàng và Việt Nam bằng nhiều cách.
Tôi nghĩ người ở các quốc gia khác không nắm bắt được lời khuyên mà các công ty Nhật Bản thực sự muốn, “rủi ro thực sự” mà họ muốn nghe và ý nghĩa thực sự mà họ muốn biết,.v.v. bằng người Việt Nam. Đây là điều tôi cảm thấy ngay cả khi tôi làm việc ở Hoa Kỳ, không chỉ vì vấn đề ngôn ngữ, mà còn vì cảm giác đặc biệt của người Nhật và các công ty Nhật. Tôi nghĩ rằng một trong những lý do luật sư Nhật Bản làm việc ở nước ngoài là để lấp đầy khoảng cách giữa họ và nước ngoài.
Hỗ trợ cải cách tư pháp ở Việt Nam
―― Ông đã đảm nhiệm chức chủ tịch Ủy ban Môi trường Kinh doanh tại JCCH trong một thời gian dài.
Nakagawa: Khác với Nhật Bản, tôi có nhiều việc làm cho chính phủ Việt Nam, nên tôi phải sử dụng thời gian của mình một cách có ý thức. Có các việc như chuẩn bị Hội nghị bàn tròn với Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, đề xuất phương án sửa đổi và vận hành pháp luật Việt Nam,v.v. Trong đề xuất phương án sửa đổi và vận hành pháp luật có việc hoàn thiện chế độ tư pháp theo “Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản” .
Cách đây không lâu, Việt Nam không có hệ thống án lệ. Bởi vì thẩm quyền diễn giải luật không phải của tòa án, mà thuộc Ủy ban Thường vụ của Quốc hội, căn cứ theo phán quyết của tòa án không có hiệu lực. Ở Nhật Bản, án lệ tư pháp đóng vai trò là kim chỉ nam cho việc giải thích pháp lý, các phương án xử lý có thể được thực hiện bằng cách nghiên cứu một số án lệ tư pháp, nhưng điều này là không thể ở Việt Nam.
Tuy nhiên, năm 2015 đã có sửa đổi hệ thống và đã quyết định tạo ra một hệ thống án lệ. Một ủy ban tư vấn án lệ đã được thành lập, quyết định phán quyết nào được chọn làm án lệ. Không chỉ Tòa án tối cao, mà bao gồm cả các phán quyết của Tòa án cấp cao và Tòa án cấp tỉnh, huyện.
Tôi nghĩ muốn góp sức giúp gì đó, thế là tôi làm tình nguyện viên phụ trách bản dịch tiếng Anh về các án lệ, cung cấp cho Tòa án Tối cao và tải lên HP sau khi Tòa án Tối cao đã xác nhận nội dung. Bằng cách tải lên HP, tôi nghĩ không chỉ người Nhật mà cả mọi người trên toàn thế giới đều có thể tham khảo.
―― Dường như ông có mối quan hệ rất tốt với Việt Nam nhỉ?
Nakagawa: Tôi cảm thấy đang bắt đầu xây dựng mối quan hệ tin cậy với chính phủ và những người liên quan đến tư pháp, cụ thể như Ủy Ban Nhân dân, Sở Thương mại, Sở Kế hoạch và Đầu tư , v.v tại Thành phố Hồ Chí Minh. Điều tôi luôn ý thức là mình cần đối mặt bằng tư thế không có gì phải xấu hổ của một người Nhật khi trao đổi qua lại thông qua các kênh này.
Tôi nghĩ rằng có lúc cần phải thay đổi cách ứng phó cho phù hợp, có lúc phải giữ lại trong lòng thay vì phàn nàn thẳng ra. Hiểu các hệ thống và luật pháp của đất nước này cũng giúp chúng ta biết việc nào nên nói và việc nào không nên nói.
Trong đại dịch Corona lần này, tôi cảm thấy trái ngược với một Nhật Bản hỗn loạn Việt Nam đang đối phó rất tốt. Ngoài ra, trong hoàn cảnh khó khăn này tôi cảm thấy tư thế sống mạnh mẽ của người Việt Nam, những điều mà người Nhật chúng ta đã quên. Và một lần nữa làm tăng thêm sự tôn trọng của tôi đối với đất nước này. Khi chúng ta đưa ra nhiều yêu cầu cho Việt Nam, tôi nghĩ rằng chúng ta đương nhiên nên suy nghĩ trong tư thế một người Nhật không cảm thấy mình làm điều gì xấu hổ.
Bởi vì người Việt Nam cũng đã theo dõi người nước ngoài trong nhiều năm nên nếu bạn tiếp xúc bằng thái độ này, tôi tin rằng họ sẽ cảm thấy “nói đúng quá”. Trên thực tế, đây là những gì tôi đã cảm thấy kể từ cuộc cải cách bàn tròn bắt đầu vào năm 2014. Tôi thật sự biết ơn vì cảm thấy được tiếp nhận giải quyết một các nghiêm túc ở mọi nơi trong những năm gần đây.
―― Ông muốn làm gì tiếp theo?
Nakagawa: Tôi muốn phát triển hơn nữa công việc luật sư cũng như công việc của JCCH. Sự phát triển ở nước ngoài của các công ty luật Nhật Bản chưa có bề dày lịch sử, hiện đang trong giai đoạn mở ra một trang mới. Ví dụ, hầu hết các khách hàng hiện tại là các công ty Nhật Bản, nhưng việc mở rông cửa cho các công ty nước ngoài cũng được nghĩ đến.
Khi tôi làm việc tại Nhật Bản, nhiều công ty nước ngoài muốn đầu tư vào Nhật Bản, vì vậy tôi cũng phụ trách nhiều khách hàng châu Âu và Mỹ. Nhưng khi các công ty Mỹ đầu tư vào Việt Nam, họ có nên chọn một văn phòng luật của Nhật Bản mà không phải của Mỹ không? Có thể hiểu khi suy nghĩ ngược lại, khá khó khăn. Tuy nhiên, có thể hướng đến cấp độ đó có lẽ cũng rất tốt.