ベトナムビジネスならLAI VIENにお任せください!入国許可、労働許可証、法人設立、現地調査、工業団地紹介などあらゆる業務に対応します!お気軽にご相談ください!

Tầm nhìn của nhà lãnh đạo
Vol.15 OLYMPUS VIETNAM

Được thành lập vào năm 2007 và bắt đầu hoạt động vào năm 2008. OLYMPUS VIETNAM đã phát triển thành căn cứ trọng điểm của khu vực Đông Nam Á với nhà máy sản xuất máy ảnh kỹ thuật số và thiết bị điều trị nội soi. Ông Hiroyuki Maruyama, giám đốc thế hệ thứ 3 hướng đến mục tiêu vận hành ổn định sau khi mở rộng quy mô và phát triển kinh doanh hơn nữa.

Nhà máy chủ lực về máy ảnh kỹ thuật số và thiết bị y tế

―― Ông có thể cho biết tại sao lại chọn xúc tiến vào thị trường Việt Nam?

Maruyama: Thời điểm đó chúng tôi đã có nhà máy ở Trung Quốc, tuy nhiên vì những rủi ro ở Trung Quốc nên chúng tôi đã nghĩ đến phương án “China plus one”, đó là tìm kiếm thêm một quốc gia khác có thể giảm thiểu chi phí để xúc tiến đầu tư. Chúng tôi đã thực hiện một cuộc khảo sát ở nhiều nước châu Á, sau khi xem xét các điều kiện đảm bảo đủ không gian đáp ứng được việc mở rộng kinh doanh trên lĩnh vực hình ảnh và y tế, cùng với tính khả thi của việc phát triển cơ sở hạ tầng thì cuối cùng đã quyết định chọn Việt Nam.

―― Ông có thể chia sẻ cho độc giả hiểu hơn về nội dung kinh doanh của quý công ty được không?

Maruyama: Ở lĩnh vực hình ảnh thì chúng tôi chuyên sản xuất máy ảnh kỹ thuật số ống kính đơn, lens (ống kính) thay thế, máy ghi âm IC recorder, còn ở lĩnh vực y tế thì có các thiết bị dùng trong nội soi. Lĩnh vực hình hảnh chiếm khoảng 70% lượng sản xuất, còn lại khoảng 30% là sản phẩm của lĩnh vực y tế. Công ty chúng tôi là doanh nghiệp chế xuất (EPE) vì thế chúng tôi sẽ tiến hành nhập nguyên liệu và bộ phận, sau đó lắp ráp thành phẩm và xuất đi phân phối trên toàn thế giới.

Đối với máy ảnh kỹ thuật số thì chúng tôi sản xuất toàn bộ từ mô hình đơn giản đến phúc tạp nhất, lens thay thế thì hầu hết đều được sản xuất ở nhà máy Việt Nam. Thiết bị y tế là một trong những ngành kinh doanh chính của Olympus, nhưng dụng cụ nội soi thì Việt Nam là cơ sở sản xuất ở nước ngoài quy mô lớn đầu tiên.

―― Xin hỏi thiết bị dùng trong nội soi là gì?

Maruyama: Đó là các thiết bị dụng cụ đưa vào nội soi trong cơ thể và lấy bệnh phẩm ra từ phần đầu thiết bị dùng để điều trị cho những bộ phận bị nhiễm bệnh. Có nhiều loại như là kẹp sinh thiết, kẹp cầm máu, kim tiêm, dao…Ở Việt Nam chủ yếu sản xuất 9 loại.

Việc sản xuất máy ảnh kỹ thuật số và các dụng cụ chữa bệnh đòi hỏi thao tác phải chính xác. Có lẽ chỉ là cảm nhận cá nhân tuy nhiên theo tôi thấy thì phụ nữ có ưu thế hơn trong các công việc thao tác bằng tay một cách tỉ mẩn. Hiện nay, khoảng 90% người phụ trách dây chuyền sản xuất là phụ nữ, độ tuổi trung bình khoảng 28, hệ thống sản xuất chia thành 2 ca làm việc (một số là 3 ca). Tôi rất biết ơn tất cả người lao động đã và đang hỗ trợ kinh doanh cũng như sản xuất cho công ty chúng tôi.

Rất may mắn là tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên dây chuyền sản xuất chỉ khoảng 3%. Tôi có nghe được là cũng có công ty tỷ lệ này vượt 10%, tôi nghĩ công ty chúng tôi là khá thấp so với các nhà máy khác trong khu vực.

―― 3% là con số khá đáng tự hào, ông có thể cho biết bí quyết không?

Maruyama: Chúng tôi áp dụnǵ bí quyết từ các nhà máy ở Trung Quốc và đang thực hiện một số chính sách. Một trong số đó là “thao tác kết thúc trong vòng 1 phút”. Ví dụ, máy ảnh thì thao tác điều chỉnh nghiêm ngặt, lắp ráp cũng khó, cần phải tập trung cao độ nên là nếu thao tác kéo dài thì có thể sẽ gây cảm giác khó chịu. Vì thế chúng tôi cố gắng rút ngắn thời gian trong một lần thao tác.

Ngoài ra, trước khi nhận người mới vào làm việc thì chúng tôi dành khoảng 2~3 tuần đào tạo. Trên các nhân viên phụ trách sản xuất còn có các tổ trưởng và quản lý dây chuyền, họ là những chiến binh dày dạn kinh nghiệm có thể hướng dẫn kỹ năng đầy đủ cho nhân viên mới. Vì cách giảng dạy của họ cũng dễ hiểu nên nhân viên mới sẽ không gặp trở ngại gì khi bước vào môi trường mới.

Thêm vào đó, với chế độ thuyên chuyển công tác nội bộ và thử nghiệm nghiệp vụ thì hằng năm có hơn 100 nhân viên Việt Nam có cơ hội đi Nhật.

OLYMPUS DIGITAL CAMERA

―― Họ sẽ làm công việc gì ở Nhật?

Maruyama: Trước hết, nhân viên sẽ được làm việc tại nhà máy mẹ sản xuất thiết bị nội soi trong 2-3 năm để học thao tác thực tế. Còn người phụ trách sẽ có 2~3 tuần tiến hành thao tác lắp ráp vào thời điểm thử nghiệm kiểm tra sản phẩm mới. Cơ hội tiếp xúc với sản phẩm mới sẽ trở thành kinh nghiệm cho quá trình sản xuất ở Việt Nam, phía Nhật Bản cũng có lợi là hiểu rõ được nội dung thao tác dây chuyền sản xuất.

Người Việt Nam tạo được ấn tượng là họ rất nhiệt tình trong việc tích lũy kinh nghiệm và nâng cao năng lực bản thân. Đương nhiên sự phát triển về kỹ thuật, kỹ năng của mỗi người cũng còn tùy thuộc vào hiệu quả giao tiếp trơn tru với Nhật Bản.

Ngoài ra, ngoài các phúc lợi như là du lịch công ty, tiệc Tất niên, tiệc Giáng sinh… thì từ năm ngoài chúng tôi cũng đã bắt đầu trao khen thưởng của Giám đốc, và từ năm nay thì xác lập chế độ chứng nhận nội bộ.

Ở Việt Nam có ít hệ thống chứng nhận kỹ thuật và kỹ năng, vì vậy chúng tôi đã tạo ra hệ thống chứng nhận của riêng mình trong công ty và phụ cấp trình độ cho các đối tượng vượt qua kỳ sát hạch. Hiện tại, chúng tôi đang thử nghiệp ở lĩnh vực khó tuyển dụng đó là CNTT, nhưng chúng tôi muốn nâng cao năng lực cạnh tranh lương thưởng, mong muốn càng nhiều nhân viên xuất sắc gắn bó lâu dài càng tốt.

Kỳ vọng ở một thị trường coi trọng “chất lượng cuộc sống”

―― Ông có nhận thấy bối cảnh tuyển dụng ngày càng khó khăn?

Maruyama: Dặc biệt là từ năm nay, tôi có cảm giác là việc tuyển tụng nhân sự có sự biến động lớn. Ở Đồng Nai, nơi đặt trụ sở của công ty chúng tôi dân số cũng khá đông, tuy nhiên các khu công nghiệp mới, các nhà xưởng có quy mô lớn tập trung khá nhiều nên nhu cầu việc làm đang tăng lên.

Vấn đề tuyển dụng nhân sự cũng vậy. Yêu cầu tiền lương tăng vọt ở các ngành nghề đặc thù như là kỹ sư CNTT, tuyển dụng chuyên viên tiếng Nhật cũng trở nên khó khăn hơn, tốc độ nhảy việc của giới trẻ cũng nhanh hơn. Sắp tới chúng tôi có chính sách mở rộng quy mô sản xuất nên vấn đề tuyển dụng quản lý sản xuất và nhân viên là một trong những vấn đề nan giải.

―― Ông Maruyama là lãnh đạo thế hệ thứ 3 nhỉ?!

Maruyama: Đúng vậy, thế hệ đầu tiên là thời kỳ nỗ lực hết sức thành lập công ty, nâng cao doanh số để thu hồi vốn. Thế hệ thứ 2 đã có công tạo ra bước tiến vượt bậc tăng lượng sản xuất lên đến 6 lần. Vai trò của thế hệ thứ 3 như tôi đây là vận hành công ty đang lớn mạnh một cách ổn định, tạo ra nguồn lực cơ bản vững chắc để tiếp tục mở rộng trong tương lai.

Để làm được điều đó tôi muốn tăng cường cho giáo dục và xem xét các khoản đầu tư mới. Cùng với sự kỳ vọng vào lực lượng lao động Việt Nam thì chúng tôi sẽ thúc đẩy tự động hóa và hiệu quả sản xuất bằng hướng đi tăng lương cơ bản. Thêm một điều đáng chú ý là thị trường Việt Nam.

Phát triển kinh tế của Việt Nam rất đáng chú ý và người dân đang trở nên sung túc hơn, chất lượng cuộc sống của họ được cải thiện hơn. Đó là cơ hội cho chúng tôi. Máy ảnh ống kính đơn kỹ thuật số hiện có thể là món đồ xa xỉ cho tầng lớp người giàu có, nhưng người dân Việt Nam đều rất yêu thích chụp ảnh, vì vậy chúng tôi có thể kỳ vọng vào việc mở rộng thị trường.

Ngoài ra, nhu cầu về chăm sóc sức khỏe và y tế ngày càng tăng, doanh số bán các thiết bị y tế như dụng cụ nội soi được dự đoán sẽ tăng. Chúng tôi có một công ty bán thiết bị y tế tên là Olympus Medical Systems Vietnam,và thực tế cho thấy doanh số bán thiết bị nội soi đang có sự tăng trưởng.

―― Ngoài ra ông còn có suy nghĩ gì khác không?

Maruyama: Để tăng cường thu hút đối với khách hàng, chúng tôi đặt mục tiêu xây dựng một nhà máy mà người khác nhìn vào có thể gây ấn tượng mạnh. Công ty chúng tôi đang sản xuất những sản phẩm làm phong phú hơn cho chất lượng cuộc sống. Nếu có nhiều các nhiếp ảnh gia, các chuyên gia y tế từ nhiều nước Đông Nam Á đến tham quan xưởng sản xuất của chúng tôi thì sẽ đưa được hình ảnh sản phẩm vượt trội của chúng tôi đến với nhiều đối tượng khách hàng.

Ngoài ra, nếu tình trạng sản xuất hàng hóa tiên tiến hiện nay ở Việt Nam được nhìn nhận thì sức hấp dẫn hướng đến thị trường Việt Nam và Đông Nam Á cũng sẽ được nâng cao. Điều này có nghĩa là thị trường và công ty chúng tôi có mối quan hệ cùng có lợi. Chúng tôi sẽ tăng cường hơn nữa năng lực sản xuất của mình.

OLYMPUS VIETNAM CO.,LTD.
Hiroyuki Maruyama
Ông Hiroyuki Maruyama, sau khi tốt nghiệp Đại học đã vào làm cho Công ty TNHH Công nghiệp quang học Olympus (hiện nay là Công ty TNHH Olympus). Ông từng phụ trách mảng phát triển công nghệ sản xuất trong 20 năm và 10 năm làm về hoạch định chiến lược sản xuất tại Nhật Bản và Trung Quốc, thúc đẩy kiểm soát sản xuất cho toàn bộ tập đoàn. Năm 2017 ông chuyển công tác sang Việt Nam, từ tháng 4/2019 ông giữ chức vụ như hiện nay.