ベトナムビジネスならLAI VIENにお任せください!入国許可、労働許可証、法人設立、現地調査、工業団地紹介などあらゆる業務に対応します!お気軽にご相談ください!

Tầm nhìn của nhà lãnh đạo Vol.82|EPSON VIETNAM

EPSON VIETNAM Mr.Nakata

Được thành lập vào năm 2018, Epson Việt Nam đang dần nâng cao độ nhận diện thương hiệu ở cả hai kênh offline và online, đồng thời đạt được sự tăng trưởng ổn định. Tại thị trường Việt Nam, nơi máy in trắng đen đang chiếm ưu thế, công ty nhận thấy cơ hội kinh doanh đối với máy in màu. Giám đốc Ippei Nakata chia sẻ chi tiết về vấn đề này.

Tình hình hiện tại và chiến lược tại Việt Nam

Nakata: Chúng tôi vẫn còn là một công ty khá mới. Trước đây, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam được thực hiện thông qua các đại lý bán hàng và do Epson Thái Lan quản lý. Nhưng vì thị trường Việt Nam có tiềm năng rất lớn và nền kinh tế cũng đang tăng trưởng mạnh mẽ, nên chúng tôi đã thành lập pháp nhân tại địa phương với vai trò là công ty phân phối. Hiện tại, song song với việc bán hàng chúng tôi đang tăng cường dịch vụ và hỗ trợ kỹ thuật.

Ban đầu, công ty chỉ có khoảng 5 nhân viên, nhưng hiện nay, bao gồm cả chi nhánh Hà Nội, đã tăng lên khoảng 40 người. Danh mục sản phẩm của chúng tôi bao gồm máy in, máy chiếu, máy quét, robot công nghiệp,v.v. chủ yếu được nhập khẩu từ các nhà máy ở Philippines và Indonesia.

Về máy in, chúng tôi phân chia thành các dòng sản phẩm cho cá nhân, cho văn phòng, và cho các ngành công nghiệp khác nhau. Tại Việt Nam, chúng tôi đặc biệt muốn đẩy mạnh dòng máy in phun màu (inkjet color printer) dành cho khách hàng cá nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ như SOHO (văn phòng nhỏ/văn phòng tại nhà),v.v.

Về cơ bản, chúng tôi bán hàng thông qua hệ thống đại lý tại các cửa hàng điện máy lớn, tuy nhiên, điểm khác biệt so với Nhật Bản là ngoài các nhà bán lẻ lớn, còn có rất nhiều đại lý quy mô vừa và nhỏ hoặc đại lý do cá nhân điều hành, nếu tính cả các khu vực tỉnh lẻ thì có tới vài chục công ty đại lý. Ngoài ra, chúng tôi cũng đang thúc đẩy mạnh kênh bán hàng online thông qua các nền tảng thương mại điện tử như Shopee và Lazada, v.v. nơi doanh số đang tăng trưởng trên toàn quốc.

エプソンの産業用ロボット

Nakata: Ở Việt Nam, việc in trắng đen đã phổ biến đối với cá nhân lẫn văn phòng, và loại máy in được sử dụng chủ yếu là máy in laser đơn sắc. Máy in màu còn khá xa lạ và chưa được biết đến nhiều, trong khi ở các quốc gia Đông Nam Á khác, in màu đã trở nên phổ biến, hơn nữa còn phát triển theo hướng công nghệ in phun. Có thể nói Việt Nam là một thị trường khá đặc thù.

Nếu chỉ xét riêng phân khúc máy in phun (loại sử dụng bình mực), Epson hiện đang đứng đầu thị trường Đông Nam Á với hơn 50% thị phần. Mặc dù thị phần tại Việt Nam còn thấp nhưng Epson vẫn giữ vị trí số 1 theo kết quả khảo sát. Nói cách khác, tiềm năng mở rộng kênh bán hàng tại Việt Nam vẫn còn rất lớn.

Tôi đã từng làm việc tại Trung Quốc, Pháp và Mỹ. Khi so sánh Việt Nam với các quốc gia đó, tôi cảm nhận rõ sự tăng trưởng của thị trường máy in ở đây, thậm chí còn mạnh mẽ hơn so với Âu Mỹ, và nó cũng khá giống với thời kỳ đầu phát triển của Trung Quốc cách đây khoảng 20 năm. Thay vì cạnh tranh giành thị phần với các công ty khác, chúng tôi tin rằng có thể kỳ vọng vào việc mở rộng tổng thể quy mô thị trường.

Đối tượng khách hàng cá nhân chính mà chúng tôi hướng đến là sinh viên đại học, còn đối với nhóm SOHO (văn phòng nhỏ/văn phòng tại nhà) thì tập trung vào các nhà sáng tạo như các nhà thiết kế sáng tạo,v.v. Sinh viên đại học thường phải in màu các bài báo cáo hoặc tài liệu thuyết trình, còn các nhà sáng tạo thì cần sử dụng máy in cho công việc của mình.

Do đó, ở kênh bán hàng offline, chúng tôi hợp tác với các chuỗi cửa hàng điện máy và đại lý để tổ chức các chương trình khuyến mãi vào dịp cuối năm và mùa tựu trường, còn ở kênh bán hàng online, chúng tôi kết hợp với các KOL (người có sức ảnh hưởng) và các nhà thiết kế nổi tiếng để quảng bá qua các trang web và video.

エプソンベトナムのショールーム

Nakata: Đặc điểm nổi bật nhất của máy in Epson là phần đầu in phun được phát triển bằng công nghệ độc quyền, cho phép in tốc độ cao và chất lượng hình ảnh sắc nét. Ngoài ra, thay vì sử dụng hộp mực truyền thống, Epson đã chuyển sang sử dụng “EcoTank” — bình mực dung tích lớn, giúp tiết kiệm chi phí mực in, giảm bớt thời gian và công sức thay mực, cũng góp phần bảo vệ môi trường.

Bên cạnh đó, tùy vào từng dòng sản phẩm, chúng tôi có thể cung cấp máy in màu với mức giá tương đương các máy in trắng đen. Mức giá trung bình vào khoảng 3 đến 4 triệu đồng, có thể hơi cao so với mặt bằng giá cả tại Việt Nam, nhưng vẫn được rất nhiều sinh viên đại học lựa chọn. Tôi cho rằng sản phẩm có mức giá cạnh tranh.

Thế hệ trẻ hiện nay thường hoàn tất mọi thông tin qua smartphone hoặc máy tính, nên có xu hướng ít in tài liệu ra giấy. Nói cách khác, ở Việt Nam, quá trình chuyển đổi sang máy in màu và số hóa xã hội đang diễn ra song song, khiến thị trường máy in phát triển theo một cách rất khác so với các nước Âu Mỹ hay Nhật Bản trước đây.

Dù vậy, nhu cầu in màu vẫn ở một mức nhất định, ví dụ, việc in ảnh tại các cửa hàng in thường khá tốn kém, trong khi in tại nhà bằng máy in cá nhân lại rẻ và tiện lợi hơn nhiều. Các tài liệu học tập dành cho trẻ em cũng thu hút hơn khi được in màu, và tài liệu văn phòng nếu có màu sắc sẽ truyền đạt nội dung hiệu quả hơn.

Khoảng 80% doanh số đến từ các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM, nhưng chúng tôi cũng đang nỗ lực mở rộng bao phủ đến các địa phương khác bao gồm cả dịch vụ và hỗ trợ kỹ thuật.

エプソンベトナムのプロモーション活動

Chìa khóa là cửa hàng đại lý và bán hàng online

Nakata: Khoảng 20% sản phẩm mà chúng tôi đang bán là máy chiếu. Ngoài việc được sử dụng trong các phòng họp văn phòng, máy chiếu còn được sử dụng nhiều trong các trường học để trình chiếu nội dung từ máy tính. Sản phẩm này cũng không bán trực tiếp, mà phân phối thông qua các đại lý.

Máy chiếu gia đình mà chúng tôi ra mắt vào năm ngoái có tích hợp sẵn Netflix và YouTube, có thể trình chiếu hình ảnh chất lượng cao lên tường hoặc các bề mặt khác trong phòng. Với một bức tường lớn, bạn có thể tận hưởng phim ảnh với kích thước lên đến 100 inch như ở rạp chiếu phim và sản phẩm này đang bán khá chạy tại Mỹ.

Máy chiếu của Epson được rất nhiều người sử dụng, ví dụ như với TeamLab, một đơn vị mà Epson đang tài trợ tại Nhật Bản, đã sử dụng khoảng 500 máy chiếu trong các tác phẩm tại bảo tàng.

Vẫn còn ít người biết đến, nhưng Epson cũng đang phát triển robot Scara (robot tay đa khớp nối ngang). Ban đầu, robot này được phát triển để lắp ráp đồng hồ đeo tay, và hiện tại đang được sử dụng trong việc lắp ráp chính xác các sản phẩm điện tử nhỏ,v.v.

Robot được sử dụng nhiều trong các khu công nghiệp ở miền Bắc, nên tại chi nhánh Hà nội cũng có đội ngũ nhân viên chuyên trách cho mảng này.

Ngoài ra, chúng tôi còn có dòng máy in vải Textile printer để in lên các loại vải như áo thun, máy in Signage Printer dùng để in poster khổ lớn, hay máy in nhãn Label Printer với nhiều kích cỡ. Tuy không kinh doanh đầy đủ tất cả các sản phẩm do quy mô công ty, nhưng chúng tôi vẫn sở hữu danh mục sản phẩm không thua kém gì các chi nhánh khác ở Đông Nam Á.

Nakata: Nhờ vào việc tham gia vào thị trường tại đây, chúng tôi đã có thể giao tiếp trực tiếp với các đại lý bán hàng và cả người dùng cuối. Từ đó xây dựng một hệ thống hỗ trợ khách hàng cùng với các đối tác. Việc xây dựng một cơ chế giúp các đại lý luôn duy trì động lực cao là rất quan trọng, chúng tôi truyền tải những ưu điểm của sản phẩm và tổ chức các hoạt động quảng bá cùng các đại lý, nhưng tôi nghĩ vẫn còn nhiều điểm để cải thiện.

Điều thú vị ở Việt Nam là sự phát triển mạnh mẽ của kênh bán hàng online. Quá trình số hóa ở đây phát triển vượt trội, hơn hẳn so với những gì tôi từng trải qua ở Mỹ và châu Âu. Tôi cảm thấy rất lạc quan về tiềm năng trong tương lai. Và chúng tôi cũng đang bán hàng qua livestream. Vì sản phẩm chủ lực của chúng tôi là máy in, nên ban đầu tôi đã lo lắng liệu có ai mua qua livestream hay không, nhưng thật bất ngờ khi có một lượng khách hàng đáng kể tham gia.

Đã gần một năm kể từ khi tôi được cử đến đây, thay vì bắt đầu điều gì đó hoàn toàn mới, tôi nghĩ điều quan trọng hơn là phải củng cố vững chắc hệ thống hỗ trợ bán hàng và dịch vụ hiện tại.

エプソンのプロジェクター

(Profile)
Ippei Nakata
Sau khi tốt nghiệp đại học, ông gia nhập Seiko Epson. Tại bộ phận kinh doanh quốc tế, ông chủ yếu phụ trách mảng máy chiếu. Ông từng công tác tại Bắc Kinh (Trung Quốc) khoảng 1 năm, Paris (Pháp) gần 6 năm, và Los Angeles (Mỹ) khoảng 3 năm. Tháng 4 năm 2024, ông được điều chuyển đến Việt Nam và đảm nhận vị trí hiện tại.