Yokogawa Việt Nam chuyên cung cấp thiết bị đo lường và điều khiển máy móc cho các nhà máy quy mô lớn. Tuy số dự án tham gia khá nhiều nhưng cũng bị ảnh hưởng bởi dịch Corona. Hãy cùng trò chuyện thêm với Giám đốc Taniguchi, người được giao nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng mới và phát triển các giải pháp mang phong cách Nhật Bản tại Việt Nam.
Hiện tại đang tập trung vào “mở rộng kinh doanh”
―― Hãy cho chúng tôi biết về công việc của công ty ông.
Taniguchi: Mặc dù Yokogawa Electric phổ biến trên toàn cầu về lĩnh vực “đo lường, điều khiển, thông tin kỹ thuật” chuyên cung cấp thiết bị đo lường công nghiệp, thiết bị điều khiển, các ứng dụng,v.v. cùng với các giải pháp nhưng khách hàng của chúng tôi rất rộng, thuộc các nhóm ngành như: công nghiệp dầu khí, khí đốt, điện, hóa chất, bột giấy, thép, dược phẩm, thực phẩm,v.v.
Đặc biệt, chúng tôi có thế mạnh về xử lý chất lỏng, chất dễ cháy ở quy trình thượng nguồn được gọi là “Upstream”, tại Việt Nam chúng tôi tham gia nhiều dự án như: nhà máy lọc dầu, nhà máy hóa chất, nhà máy khí đốt, v.v.
Nói một cách đơn giản, đó là việc lắp đặt các thiết bị và hệ thống tự động kiểm soát dầu khí, khí đốt, v.v. chảy trong nhà máy và quản lý chúng trong phòng điều khiển. Chúng tôi cũng đang đề xuất nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm chi phí bằng cách vận dụng các dữ liệu thu thập được.
Khoảng 70% khách hàng là các công ty Việt Nam và khoảng 30% là các công ty nước ngoài như: Nhật Bản, Thái Lan, Đài Loan, Hàn Quốc,v.v. Tuy nhiên, do nhiều công ty trong lĩnh vực sản xuất sử dụng các thiết bị đo lường công nghiệp của chúng tôi nên số lượng khách hàng bao gồm cả những công ty này nữa là lên đến mấy ngàn.
―― Tôi nghe nói rằng ông Taniguchi là Giám đốc người Nhật đầu tiên.
Taniguchi: Đúng vậy. Văn phòng đại diện được thành lập vào năm 2003 và công ty con hiện tại tại được thành lập vào năm 2006. Trước đây, vị trí Giám đốc do người Singapore và người Malaysia giữ. Tôi được bổ nhiệm làm Giám đốc người Nhật đầu tiên ở thế hệ thứ 5 với mục tiêu giành được các đơn đặt hàng từ các công ty Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam đang ngày càng gia tăng và phát triển các giải pháp theo phong cách Nhật Bản ra nước ngoài.
Đặc trưng của Yokogawa Electric là năng lực về máy móc, thiết bị kèm với dịch vụ khách hàng và năng lực thực hiện dự án. Đặc biệt ở Nhật Bản, việc cung cấp các giải pháp rất phổ biến, chúng tôi có các kỹ sư có năng lực thực thi, vì vậy chúng tôi cũng muốn thâm nhập vào thị trường Việt Nam.
Ngoài ra, vì các dự án công việc của chúng tôi đều có một lịch trình dài nên chúng tôi chia “đơn đặt hàng” và “doanh thu” riêng ra. Ví dụ, doanh thu đã tăng gần gấp đôi trong 3 năm qua, một phần là do lượng đơn đặt hàng tăng trong năm 2018, dẫn đến doanh thu năm 2019 vượt cao. Hiện tại, tôi đang đi khắp Việt Nam mỗi ngày để giành được những dự án mới.
―― Đơn hàng nhận được là các dự án được quyết định bởi đấu thầu phải không?
Taniguchi: Đúng thế. Vì chủ lực là nhóm dầu khí và hóa chất, có lẽ cũng giống với nhóm thương mại và EPC (đảm nhận từ thiết kế đến mua sắm và xây dựng). Tuy nhiên, có chút thay đổi.
Trong các dự án điện của Việt Nam, các thương hiệu của Hàn Quốc rất mạnh, nhưng khi họ nhận được đơn hàng, thiết bị, máy móc thường được mua tại Hàn Quốc. Do đó, sẽ đặt hàng với Yokogawa Electric ở Hàn Quốc thay vì công ty của chúng tôi ở Việt Nam. Ngoài ra, sau khi một công ty nào đó trúng thầu, họ sẽ mua hàng từ nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp nào đều có thể dự đoán được.
Kể từ bây giờ sẽ là Bà Rịa Vũng Tàu
―― Ảnh hưởng bởi dịch Corona thì sao ?
Taniguchi: Cũng khá nghiêm trọng. Nhìn chung, các dự án quy mô lớn đã bị hoãn lại và việc bàn giao thiết bị không tiến triển. Mặc dù đơn đặt hàng ngày càng tăng nhưng doanh số bán hàng ngày càng giảm. Một lý do khác là quyết định đầu tư cuối cùng bị trì hoãn vì các kỹ sư nước ngoài không thể sang Việt Nam do hạn chế nhập cảnh.
Ngoài ra, đặc biệt đối với các khách hàng dầu khí, khí đốt bị ảnh hưởng bởi dịch Corona, việc điều chỉnh thời gian thực hiện bảo dưỡng định kỳ hay dự toán phí sửa chữa cũng bị giảm, v.v. làm cho hoạt động kinh doanh của chúng tôi bị ảnh hưởng lớn. Không chỉ Việt Nam mà cả ở Đông Nam Á năm 2020 có lẽ sẽ không đạt được mức của năm trước.
―― Ông đang quan tâm đến điều gì ở Việt Nam?
Taniguchi: Việt Nam đang ở bước ngoặt từ sản xuất nhiệt điện than sang nhiệt điện khí trong bối cảnh lo ngại về tình trạng thiếu điện khi ngành công nghiệp phát triển. Trong số đó, chúng tôi đang chú ý đến hoạt động kinh doanh phát triển khí đốt, xây dựng Terminal LNG, xu hướng xây dựng nhà máy nhiệt điện khí và ngành năng lượng xanh.
Trên thực tế, có rất nhiều dự án liên quan đến năng lượng quy mô lớn như điện lực, v.v. nhưng có rất ít dự án được thực hiện trong khoảng bốn năm kể từ khi tôi được bổ nhiệm.
Mặc dù năm 2020 có sự bất khả kháng do xảy ra đại dịch Corona, tôi cảm thấy rằng có khả năng không đáp ứng hết nhu cầu trong tương lai nếu không tăng tốc độ phát triển doanh nghiệp hơn nữa.
Con số tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được cho là tích cực, nhưng quy mô nền kinh tế còn nhỏ, GDP bình quân đầu người vẫn đang trên đà tăng. Ngoài ra, mặc dù đang tập trung phát triển vào xuất khẩu, tôi cũng lo ngại rằng những ngành cốt lõi của đất nước vẫn chưa được lớn mạnh.
―― Vậy lợi thế của Việt Nam là gì?
Taniguchi: Một là vị trí tuyệt vời, nơi còn được mệnh danh là “cái rốn của Châu Á”, hai là nguồn nhân lực ưu tú có trình độ học vấn cao. Do nằm ở vị trí tốt và có nguồn nhân lực nên đã trở thành cứ điểm sản xuất hàng xuất khẩu và có vẻ như đang có làn sóng di dời nhà máy từ các quốc gia khác đến.
Vì là một quốc gia có nhiều tiềm năng nên việc tận dụng tốt hai điều này và làm thế nào để tăng tốc nền kinh tế sẽ là chìa khóa cho sự phát triển trong tương lai. Tôi đang nghĩ chúng tôi có thể làm gì đó để cùng chung sức.
Ví dụ, khi thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi đáng kể, chúng tôi muốn giúp khách hàng trong ngành thực phẩm tối ưu hóa hơn nữa sản xuất và giải quyết các vấn đề trong quá trình chuyển từ nhập khẩu dược phẩm sang sản xuất trong nước.
―― Hãy cho chúng tôi biết về chiến lược và kế hoạch trong tương lai của ông.
Taniguchi: Chúng tôi đang rất chú ý đến những khu công nghiệp cho ngành công nghiệp nặng ở tỉnh Thanh Hóa, tỉnh Quảng Ngãi và khu vực Nam Bộ – đồng bằng sông Cửu Long, nhưng chúng tôi đặt nhiều kỳ vọng vào tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Chúng tôi cũng có một văn phòng đại diện của công ty ở đó và dự định sẽ đưa nguồn nhân lực vào làm và coi như một trong những chiến trường chính trong tương lai. Sau đó, tôi sẽ có dịp đi họp ở Vũng Tàu (cười).
Vẫn còn nhiều ngành liên quan đến năng lượng, nhưng tôi cũng muốn tích cực tham gia vào lĩnh vực khoa học đời sống như thực phẩm và dược phẩm như đã đề cập trước đó và tạo căn cứ chuỗi cung ứng rộng lớn cho ngành công nghiệp hóa chất.
Đội ngũ nhân viên của chúng tôi khoảng 100 người trên khắp Việt Nam và mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch Corona, nhưng tỷ lệ nghỉ việc trong năm 2020 vẫn ổn định từ dưới mức 3%. Tôi muốn cùng với họ làm những việc có ích cho Việt Nam.