Công ty TNHH Trion đứng đầu thị trường ngách với tư cách là nhà sản xuất ODM cho các sản phẩm như găng tay bóng chày,v.v. Sau nhà máy ở Philippines, Tri-Viet International là nhà máy thứ 2 được thành lập vào năm 2007. Giám đốc Nakamura đã nói “Khó thành công nếu không phải là Cần Thơ” khi nhìn lại chặng đường 11 năm qua.
Hợp tác kinh doanh (partner ship)
―― Hãy cho chúng tôi biết về lĩnh vực kinh doanh của Công ty Trion.
Nakamura: Chúng tôi là nhà sản xuất ODM, sản phẩm chủ đạo là găng tay bóng chày. Chúng tôi chịu trách nhiệm quản lý toàn diện từ lập kế hoạch đến phát triển, sản xuất và kiểm soát chất lượng, chủ yếu cung cấp sản phẩm cho các thương hiệu thể thao lớn tại Nhật Bản và Mỹ. Ngoài găng tay bóng chày, chúng tôi cũng đang sử dụng kỹ thuật tương tự phát triển sản phẩm găng tay khúc côn cầu trên băng, bóng vợt (lacrosse), đấm bốc (boxing) và găng tay dùng lái xe mô tô. Xây dựng mối quan hệ partnership với khách hàng, chúng tôi đang triển khai từ thiết kế hình dáng đến vật liệu, đặc biệt chúng tôi đang tập trung vào việc cung cấp giá trị trên lập trường nhà sản xuất.
Các sản phẩm được sản xuất bởi nhà máy Philippine được thành lập vào năm 1988 với khoảng 1.100 người và nhà máy của chúng tôi thành lập vào năm 2007 với khoảng 950 người. Các thị trường xuất khẩu chính là Mỹ, Canada, Nhật Bản và các nước Châu Âu.
Đặc biệt, găng tay bóng chày gần với sản phẩm thủ công do người thợ làm ra và là một lĩnh vực điển hình sử dụng nhiều lao động. Mặt khác, bóng chày là một môn thể thao phụ ở cả Philippines và Việt Nam, nhiều người còn chưa biết đến. Chìa khóa của kinh doanh là làm thế nào để đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực như thế này.
―― Lý do tham gia vào thị trường Việt Nam là gì?
Nakamura: Khoảng năm 2005, nghe nói có khách hàng muốn mở rộng kinh doanh đã yêu cầu mở nhà máy ở Trung Quốc nên công ty đã bắt đầu nghĩ đến cứ điểm kinh doanh thứ hai. Tuy nhiên, Trung Quốc đã bão hòa và không phải là một điểm đến hấp dẫn. Vì sản xuất găng tay bóng chày phải sử dụng nhiều lao động, nên đã mong muốn hướng đến một quốc gia có chi phí lao động thấp, dân số ở tuổi lao động đông và là một quốc gia đang phát triển.
Vì vậy, chúng tôi tập trung vào Việt Nam, nơi có dân số đủ lớn và tăng trưởng đáng kể, nhưng các công ty lớn đã mở rộng ra Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, v.v. Nên chúng tôi không thể giành chiến thắng bằng cách cạnh tranh về nguồn nhân lực. Do đó, chúng tôi đã đi thăm các thành phố địa phương như Hải Phòng và Cần Thơ, cuối cùng chúng tôi đã quyết định chọn Cần Thơ ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Hiện giờ cơ sở hạ tầng đã có, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng ba tiếng rưỡi đi ô tô, nhưng lúc bấy giờ, chưa có cầu Cần Thơ, nơi đây như là một hòn đảo biệt lập trên đất liền, cách thành phố Hồ Chí Minh phải mất từ năm đến sáu tiếng. Chỉ có một số ít công ty có vốn đầu tư nước ngoài, chưa có công ty Nhật Bản nào tại đây, vì vậy chúng tôi cảm thấy nơi đây thực sự là một đại dương về nguồn nhân lực.
Ở một thành phố với dân số 1,3 triệu người, vùng Đồng bằng sông Cửu Long có một lực lượng lao động chăm chỉ, cần cù tập trung ở khu vực nông thôn là khoảng 17 triệu người. Vào thời điểm đó, mức lương tối thiểu vùng 3 thấp, giá thuê khu công nghiệp cũng rẻ để thu hút các công ty. Đây là một thành phố chịu sự kiểm soát trực tiếp của chính quyền trung ương, nên chúng tôi nghĩ rằng việc phát triển cơ sở hạ tầng sẽ được tiến hành. Quyết định tham gia thị trường được đưa ra bởi Giám đốc trụ sở chính, ông cho rằng “người đến đầu tiên sẽ có lợi thế rất lớn”.
―― Hãy cho tôi biết về công việc trong nhà máy.
Nakamura: Nói một cách giản lược, công việc là cắt một miếng da lớn (nguyên liệu), dán, khâu, đập và tạo hình 3 chiều găng tay (cười). Có gần 30 công đoạn trong việc làm găng tay bóng chày, các khâu được chia nhỏ ra. Công việc có trong sổ tay hướng dẫn mất khoảng 3 tháng để đạt được sự thành thạo, công việc may khâu không có trong sổ tay hướng dẫn cần từ 8 đến 10 tháng rèn giũa kỹ thuật và kinh nghiệm mới trở thành thợ lành nghề được.
Khi vừa nhậm chức, tôi đã cảm nhận được sự sáng tạo và tính kiên nhẫn của người Việt Nam trong lĩnh vực này mà người Nhật không có được. Da tự nhiên cho găng tay khá dày, công việc may khâu không được suôn sẻ như quần áo, phải dùng máy may chuyên dụng cho chất liệu dày. Thật sự cần sức lực và kỹ năng để tiếp tục công việc khó khăn này, nhưng ngay cả một nữ công nhân nhỏ bé cũng có thể thành thạo công việc này trong vòng chưa đầy một năm và phát triển thành một công nhân lành nghề.
Ngoài ra, chúng tôi đang cố gắng sắp xếp lại các công việc đòi hỏi thời gian và sức lực trong sổ tay hướng dẫn cho thật tinh gọn, tiện lợi. Tôi gấp rút tổ chức một “Ủy ban Kaizen (cải tiến)”để thu thập những ý tưởng nhỏ từ nhà máy, chuẩn hóa chúng và sửa lại quy trình làm việc. Qua những trải nghiệm này, tôi bắt đầu cảm nhận được sự sáng tạo, tính kiên nhẫn của người Việt Nam và nghĩ cách tận dụng chúng nhiều hơn.
Nguồn lao động và trí tuệ của nhân lực Cần Thơ
―― Có vẻ tính cách cũng có ảnh hưởng từ xuất thân Cần Thơ.
Nakamura: Tôi nghĩ vậy. Không chỉ những công nhân tại nhà máy, mà những nhân viên ưu tú quản lý công nhân thuộc tầm trung cũng đã trưởng thành, thành tích kinh doanh dần dần đi lên. Chính là nhờ các trưởng nhóm xuất thân từ Đại học Cần Thơ, chuyên ngành quản lý công nghiệp.
Trường Đại học Cần Thơ, một trong những trường đại học tổng hợp hàng đầu của Việt Nam, thu hút sinh viên xuất sắc của 13 tỉnh thành khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Các sinh viên Việt Nam sau khi tốt nghiệp muốn làm việc cho công ty có vốn nước ngoài thường chọn công ty chúng tôi, có lẽ vì chúng tôi ít có đối thủ cạnh tranh.
Do không có tình trạng nhảy việc nên không cần điều chỉnh chế độ lương theo bình quân mức lương cao như ở khu vực thành thị. Chúng tôi có rất nhiều nhân viên chăm chỉ siêng năng, chúng tôi đã đưa ra các chương trình phúc lợi và hệ thống đánh giá để các ứng viên điều hành tương lai có thể làm việc lâu dài với lòng trung thành. Tỷ lệ nghỉ việc khoảng 10% vào thời điểm tôi được bổ nhiệm, nay đã giảm xuống dưới 2%, bây giờ nhân viên đã trưởng thành, có thể trao đổi trực tiếp với khách hàng.
Tiềm năng của họ là rất lớn, không chỉ nâng cao năng suất, chất lượng mà còn cho ra mắt thị trường loại găng tay bóng chày có thiết kế và kỹ thuật mới, xuất xứ tại Việt Nam. Bộ phận IT cũng tự làm ra phần mềm và thành công trong việc số hóa, quản lý các sản phẩm bị lỗi trên dây chuyền sản xuất và kiểm soát các sản phẩm đang trong quá trình hoàn thiện.
―― Hãy cho chúng tôi biết kế hoạch tương lai của ông.
Nakamura: Chúng tôi đã kỷ niệm 15 năm thành lập vào tháng 3 năm nay, và chúng tôi đã thiết lập các kỹ năng truyền dạy những kỹ thuật cao cho các nhân viên người Việt Nam thậm chí không biết đến luật bóng chày. Trong tương lai, chúng tôi có kế hoạch vừa mài giũa năng lực kỹ thuật, vừa tăng năng lực sản xuất.
Nhà máy có diện tích khoảng 15.000 m2, và có ba bộ phận sản xuất: găng tay bóng chày cho Mỹ, găng tay bóng chày cho Nhật Bản và găng tay cho khúc côn cầu trên băng, găng tay bóng vợt (lacrosse),v.v cho các Câu lạc bộ, sắp tới chúng tôi đang nghĩ đến việc xây dựng cứ điểm kinh doanh mới nhằm mở rộng kinh doanh.
Để chuẩn bị cho lúc đó, việc thu thập thông tin tận dụng lợi thế và kinh nghiệm của khu vực đồng bằng sông Cửu Long là không thể thiếu. Cơ sở này rất quan trọng, và chắc chắn có một môi trường để chúng tôi có thể phát huy hết thế mạnh của mình. Nếu đầu tư nước ngoài tăng lên, quần áo, thực phẩm, nhà ở,v.v.cho người nước ngoài sẽ được cải thiện và đời sống riêng tư sẽ đầy đủ hơn.
Cho dù thế nào đi nữa, tôi tin rằng nếu chúng tôi làm việc với đội ngũ nhân viên Việt Nam, những người đã ứng phó với những thay đổi của tình hình, chúng tôi sẽ có thể vượt qua nó và đạt được sự phát triển hơn nữa. Nhưng ngược lại, có nguy cơ phải tham gia vào cuộc tranh giành nhân lực với các công ty khác, nên tôi mang cảm xúc khá phức tạp về sự phát triển trong tương lai của Cần Thơ.
Tuy nhiên, dù thế nào đi nữa, tôi tin rằng nếu chúng tôi cùng chung tay với đội ngũ nhân viên Việt Nam, những người đã có thể ứng phó được khi hoàn cảnh thay đổi, thì mọi khó khăn sau này cũng sẽ lại vượt qua và phát triển hơn nữa.
Tôi muốn tiếp tục hình dung về “nhà máy mong muốn” của mình và thể hiện nó bằng sự “sáng tạo” và “đổi mới” của người Việt Nam, biến nó thành một nhà máy găng tay độc nhất vô nhị. Bước đi đó sẽ đóng góp cho xã hội bằng cách tạo ra công ăn việc làm trong lĩnh vực này, và sẽ là kim chỉ nam trong tương lai, tức là định hướng cho một nhà máy được người lao động yêu thích.