ベトナムビジネスならLAI VIENにお任せください!入国許可、労働許可証、法人設立、現地調査、工業団地紹介などあらゆる業務に対応します!お気軽にご相談ください!

Tầm nhìn của nhà lãnh đạo Vol.59
JAPAN AIRLINES

Kể từ chuyến bay đầu tiên vào năm 1994, Japan Airlines hiện tại khai thác ba chuyến bay mỗi ngày giữa Nhật Bản và Việt Nam. Mặc dù tình hình khó khăn do dịch Covid-19 vẫn tiếp tục, nhưng cuối cùng nhu cầu đã dần quay trở lại. Ông Takahiro Miyagi, trưởng văn phòng kinh doanh Việt Nam sẽ nói về việc thu hút khách hàng đến các vùng miền khác nhau của Nhật Bản cũng như việc hợp tác với các ngành nghề khác.

Thu hút đến các địa phương ở Nhật Bản và hãng hàng không của chúng tôi

―― Vui lòng cho chúng tôi biết quá trình việc mở rộng sang Việt Nam.

MiyagiThành lập pháp nhân tại Việt Nam vào năm 1994, cùng năm này khai trương tuyến 『Hồ Chí Minh – Narita』 từ Thành phố Hồ Chí Minh đến sân bay Narita. Năm 2002, mở  đường bay 『Hà Nội – Narita』, đến năm 2014 phục vụ thêm đường bay thứ 2 tại TP.HCM là 『Hồ Chí Minh – Haneda』. Hiện tại có 3 đường bay được khai thác hàng ngày giữa Việt Nam và Nhật Bản.

Tuyến Hà Nội kỷ niệm 20 năm vào tháng 7 năm ngoái và tuyến Hồ Chí Minh sẽ kỷ niệm 30 năm vào năm tới. Chúng tôi trân trọng biết ơn sự hỗ trợ của rất nhiều khách hàng.

Là trưởng phòng kinh doanh, tôi phụ trách chủ yếu về nhu cầu từ Việt Nam sang Nhật Bản, giai đoạn Covid-19 lan rộng, chúng tôi cũng đã gặp rất nhiều khó khăn.

Trước Covid-19, số lượng người đến Nhật Bản từ Việt Nam đang trên đà tăng lên và đạt mức cao kỷ lục khoảng 500.000 người vào năm 2019. Sau đó, từ năm 2020 đến 2022, nhu cầu gần như không còn do ảnh hưởng nặng nề của Covid-19.

Đặc biệt sang năm 2021, con số giảm mạnh xuống dưới 30.000 người và khách hàng lúc này chủ yếu là thực tập sinh kỹ năng và khách đi các nơi như Bắc Mỹ,v.v. quá cảnh qua Nhật Bản.

―― Hành khách đi Nhật Bản có quay trở lại chưa?

MiyagiTuyến 『Hồ Chí Minh – Narita』 đang trở lại tình trạng trước Covid-19, nhưng tuyến 『Hà Nội – Narita』 và tuyến 『Hồ Chí Minh – Haneda』 chưa được như vậy. Mặc dù vậy, từ đầu năm nay, nhu cầu thăm Nhật Bản đã trở lại khoảng 50.000 người mỗi tháng và chúng tôi cũng đang nỗ lực để tăng lượng khách đến Nhật Bản, chủ yếu là du khách Việt Nam.

Vì thế, trong tương lai, chúng tôi muốn vừa tăng cường hơn nữa sự hợp tác với các công ty lữ hành, vừa thu hút khách du lịch đến Nhật Bản. Chúng tôi nhận thấy rằng việc thu hút khách đến các điểm đến ngoài Tokyo và Osaka được ví như “tuyến đường vàng” (golden route) là một vấn đề cần giải quyết, nên chúng tôi muốn kết nối giữa các địa phương hấp dẫn khác trong nước Nhật với mạng lưới tuyến đường bay nội địa của chúng tôi.

 Hiện tại, có khoảng 20 nhân viên tại Hà Nội và 40 nhân viên tại Thành phố Hồ Chí Minh. Văn phòng kinh doanh có 3 nhân viên tại Hà Nội và 5 nhân viên tại TP.HCM. Tất cả nhân viên tại văn phòng kinh doanh đều là người Việt Nam và chúng tôi đang tập trung vào việc tạo ra nhu cầu du lịch đến Nhật Bản cũng như thu hút du khách đến các địa phương.

Ngoài ra, nhiều sự kiện sẽ được tổ chức trong năm nay để kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ hữu nghị Nhật-Việt. Chúng tôi đã tham gia lễ hội “Japan Vietnam Festival” vào tháng 2, tài trợ cho “Shinosuke Rakugo” vào tháng 3,v.v. và chúng tôi muốn tiếp tục tham gia cũng như hỗ trợ cho các sự kiện khác nhau trong thời gian tới.

Sự thật là tôi cũng đón sinh nhật lần thứ 50 của mình ở đây vào năm nay và tôi cảm thấy mình có duyên phận với Việt Nam (cười).

―― Ông có kế hoạch hoặc ý tưởng khác không?

MiyagiChúng tôi bắt đầu khai thác khách hàng mới thông qua hợp tác với các ngành nghề khác. Cụ thể là từ tháng 6 năm nay chúng tôi hợp tác với Thẻ JCB để cung cấp các chương trình khuyến mãi có hạn định về thời gian cho các thành viên thẻ.

Đây là thử nghiệm đầu tiên của chi nhánh Việt Nam, chúng tôi muốn tăng số fan hâm mộ JAL, những người yêu thích và quan tâm đến JAL.

Sự hấp dẫn của thị trường hàng không Vietnam

―― Japan Airlines nhìn nhận như thế nào về thị trường Việt Nam?

MiyagiĐược chú ý đến như một thị trường đang phát triển. Trong 10 năm 2012 – 2022, tầng lớp thượng lưu tại TP.HCM ghi nhận mức tăng kỷ lục 82%, và tỷ lệ tầng lớp trung lưu có thu nhập hộ gia đình từ 5.000 USD đến 34.999 USD tăng từ 12% năm 2000 lên 52% vào năm 2020. Được nhìn nhận là một quốc gia có sự tăng trưởng kinh tế vượt bậc, đáng chú ý.

Ngoài ra, còn có dân số hơn 100 triệu người với độ tuổi trung bình là 33 tuổi, quan hệ song phương giữa Nhật Bản và Việt Nam vô cùng tốt đẹp. Chúng tôi đánh giá Việt Nam là một thị trường rất hấp dẫn cả về quy mô và tiềm năng tăng trưởng.

Tuy nhiên, dù số lượng du khách đến Nhật Bản ngày càng tăng nhưng vẫn còn rất nhiều người Việt Nam thuộc tầng lớp trung lưu và giàu có chưa biết về Nhật Bản hoặc chưa từng đến Nhật Bản. Tôi muốn truyền tải nhiều hơn về thiên nhiên bốn mùa và nét hấp dẫn trong văn hóa đặc sắc của từng vùng miền.

―― Tại Việt Nam, cạnh tranh hàng không ngày càng gay gắt.

MiyagiĐúng vậy. Có nhiều hãng hàng không mới gia nhập thị trường, cũng như các hãng hàng không mở rộng đường bay nội địa và quốc tế, số lượng chuyến bay đến Nhật Bản cũng ngày càng tăng. Điều tốt là những phát triển này sẽ mang đến sự tiện lợi cho khách hàng, tăng nhu cầu và thu hút sự chú ý đến Việt Nam. Tuy nhiên, tôi cho rằng điều quan trọng là các hãng hàng không phải ý thức được cung phải phù hợp với cầu.

Đáng để quan tâm là không chỉ tăng số lượng tuyến đường mà còn phải duy trì chúng, không đơn giản hủy chuyến hay gì đó chỉ vì lượng khách không tăng.

 Tôi nghĩ đối với chuyến đi công tác điều được chú trọng là lấy an toàn làm tiền đề, lịch trình chuyến bay, đúng giờ, sự thoải mái trên chuyến bay.,v.v. Còn đối với chuyến du lịch thì có lẽ là giá cả tương ứng với giá trị và sự đúng giờ.

Ví dụ, đối với các LCC (hãng hàng không giá rẻ), việc nâng cao tỷ suất sử dụng máy bay là một mệnh đề, các chuyến bay có ít khách hàng sẽ bị tạm dừng và chia thành các chuyến bay trước, sau, nên ít đúng giờ hơn. Một hãng vận chuyển đầy đủ dịch vụ như của chúng tôi cần thu hút không chỉ về giá cả mà còn về giá trị tương ứng.

Không chỉ các hãng hàng không, mà Hàn Quốc, Đài Loan và các nước Đông Nam Á sẽ cạnh tranh với Nhật Bản về điểm đến du lịch từ Việt Nam. Suy cho cùng, sức hút của Nhật Bản và JAL là không thể thiếu.

―― Có các hoạt động đóng góp cho Việt Nam không?

MiyagiMột trong những chiến lược kinh doanh của Japan Airlines thuộc Kế hoạch kinh doanh trung hạn đến năm tài chính 2025 là chiến lược ESG (Môi trường, Xã hội, Quản trị doanh nghiệp).

Một phần của việc thực hiện chiến lược này là chi nhánh Việt Nam đã có chuyến đi từ thiện đến một trường tiểu học ở tỉnh miền núi Sơn La, Tây Bắc Việt Nam vào tháng 12 năm ngoái. Các nhân viên Việt Nam đã xây dựng khu vệ sinh trong trường, hỗ trợ đồ dùng và tổ chức lớp học xếp máy bay giấy (origami) cho học sinh.

Ngoài ra, còn tham gia giảng dạy ở khóa học “Quản lý kiểu Nhật” tại Khoa tiếng Nhật trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội. Phó Giám đốc Shimizu của công ty chúng tôi đã nói về chiến lược kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp, các hoạt động CSR của JAL và tiềm năng của thị trường Việt Nam.

Chúng tôi cũng tổ chức các lớp học về công việc và nghi thức xã giao tại các trường học Nhật Bản. Tại đây, các tiếp viên hàng không đã đào tạo từ xa về các nghi thức ứng xử.

Như tôi đã đề cập trước đó, tuyến đường bay TP.Hồ Chí Minh sẽ kỷ niệm 30 năm thành lập vào tháng 11 trong năm tới. Chúng tôi đang xem xét các chương trình khuyến mãi, chiến dịch, sự kiện, v.v. của năm tới và muốn bày tỏ lòng trân trọng biết ơn đến khách hàng của mình.

 Tôi nghĩ rằng điều quan trọng trong các hoạt động đóng góp xã hội như các hoạt động ESG là tính liên tục chứ không kết thúc bằng một lần duy nhất. Sắp tới chúng tôi cũng sẽ có kế hoạch tiếp tục các hoạt động đóng góp xã hội của mình theo nhiều cách khác nhau nhằm giải quyết vấn đề của các địa phương.

JAPAN AIRLINES
Takahiro Miyagi
Vào làm ở Japan Airlines sau khi tốt nghiệp đại học. Sau khi trải qua công việc tại Phòng Kinh doanh Hành khách Quốc tế khối Doanh nghiệp, từ năm 2008 phụ trách lập kế hoạch bán hàng cho các chuyến bay quốc tế thuê trọn gói (charter flight). Năm 2015 đến năm 2018 làm đại diện ở Đức. Sau khi trở về Nhật Bản, làm việc tại bộ phận Web sales, giữ chức vụ hiện tại từ tháng 7 năm 2022.