ベトナムビジネスならLAI VIENにお任せください!入国許可、労働許可証、法人設立、現地調査、工業団地紹介などあらゆる業務に対応します!お気軽にご相談ください!

Tầm nhìn của nhà lãnh đạo Vol.73
JCB International

JCB mở rộng hoạt động trên toàn cầu và đã tập trung vào thị trường ASEAN từ những năm 2000. Trong số đó, Việt Nam đã vươn lên dẫn đầu ASEAN với khoảng 3 triệu chủ thẻ. Trưởng đại diện Sakuya Wakui chia sẻ về khoảng thời gian trước đây và dự định sau này.

Ngân hàng là đối tác quan trọng

WakuiBan đầu, mục đích là thiết lập các cửa hàng và đơn vị chấp nhận thẻ để có thể phục vụ cho lượng người Nhật Bản đi du lịch nước ngoài ngày càng tăng. Cửa hàng và đơn vị chấp nhận thẻ ở nước ngoài đầu tiên là Hồng Kông, sau đó dần tăng lên ở các nước Đông Á như: Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc,v.v.

Khi đã có một số lượng cửa hàng và đơn vị chấp nhận thẻ nhất định, chiến lược tiếp theo của chúng tôi là phát hành thẻ JCB cho người dùng, tạo các thành viên chủ thẻ tại nước ngoài. Trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến 2010, xu hướng này càng trở nên mạnh mẽ, Đông Á là khu vực tiên phong và thành công nhất có lẽ là Đài Loan. Không chỉ trong nội địa Đài Loan mà cả du khách inbound sử dụng thẻ JCB tại Nhật Bản cũng tăng lên, xuyên biên giới đã trở thành hiện thực và số lượng thành viên chủ thẻ đã tăng một cách đáng kể.

Từ những năm 2010, chúng tôi đã tập trung vào các nước ASEAN như Singapore,Thái Lan,v.v. Trong đó tại Việt Nam, kể từ những năm 1990, khi thanh toán không dùng tiền mặt chưa phát triển, chúng tôi đã tăng số lượng cửa hàng chấp nhận thẻ bằng cách ký kết hợp đồng với các tổ chức tài chính tại đây.

Vì vậy, chúng tôi đã tạo ra một môi trường mà JCB có thể được sử dụng ngang hàng với các công ty quốc tế lớn như Visa và MasterCard. Vào năm 2011 chúng tôi đã thành lập văn phòng đại diện tại Hà Nội và bắt đầu phát hành thẻ. Năm 2016 chúng tôi mở văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh, phát triển cơ sở ở phía Bắc và phía Nam.

Số lượng cửa hàng và đơn vị chấp nhận thẻ hiện nay gần như ở mức tương đương với Visa và MasterCard, chúng tôi đã thiết lập được môi trường cho Visa, MasterCard và JCB trở thành một bộ khi các tổ chức tài chính phát hành thẻ mới.

WakuiĐúng vậy. Trong các hoạt động kinh doanh nước ngoài của thẻ thương hiệu quốc tế, các công ty phát hành thẻ (Issuer) địa phương và các cửa hàng, đơn vị chấp chấp nhận thẻ (Acquirer) trở thành những đối tác không thể thiếu. Cả hai đều thuộc tổ chức tài chính, chủ yếu là các ngân hàng, vừa gia tăng số lượng chủ thẻ với tư cách là Issuer, đồng thời cũng vừa gia tăng số lượng cửa hàng, đơn vị chấp nhận thẻ với tư cách là Acquirer. Các đơn vị tham gia ở đây chủ yếu là các ngân hàng.

Chủ thẻ và các cửa hàng, đơn vị chấp nhận thẻ có thể được ví như hai bánh xe. Dù có phát hành nhiều thẻ nhưng thiếu các cửa hàng, đơn vị chấp nhận thẻ thì hoạt động kinh doanh sẽ không được phát triển và ngược lại cũng vậy. Nhu cầu thẻ mạnh và số lượng các cửa hàng, đơn vị chấp nhận thẻ tăng thì cả hai bánh xe sẽ hoạt động tốt. Việt Nam đang ở trạng thái như thế.

Do có số lượng ngân hàng khá nhiều nên hiện tại Việt Nam có 19 tổ chức phát hành thẻ (Issuer), số lượng chủ thẻ là khoảng 3 triệu, đứng đầu trong ASEAN.

Tuy nhiên, trong một khảo sát về độ nhận diện,Visa và MasterCard đạt hơn 90%, trong khi đó JCB chỉ đạt khoảng 60%. Việc nâng cao độ nhận diện và tạo sự khác biệt là rất quan trọng, chúng tôi muốn thực hiện điều đó thông qua “Japan Content”.

Cụ thể, chúng tôi hợp tác với các công ty Nhật Bản được ưa chuộng, ví dụ như liên kết với Uniqlo, khi khách hàng sử dụng thẻ JCB để thanh toán trong một khoảng thời gian nhất định, họ sẽ được hoàn tiền chẳng hạn. Ngân hàng đối tác sẽ thông báo cho khách hàng về chương trình khuyến mãi này thông qua ứng dụng ngân hàng.

Ngoài ra, chúng tôi cũng đã hợp tác với các nhà bán lẻ Nhật Bản khác như MUJI, AEON, để kết hợp hình ảnh thương hiệu của JCB với chất lượng sản phẩm và dịch vụ của Nhật Bản. Người Việt Nam rất nhạy bén với các chương trình khuyến mãi nên họ sẽ rất quan tâm.

Vì thông tin được phát đi từ tổng cộng 19 ngân hàng nên chúng tôi có thể giúp các nhà bán lẻ Nhật Bản thu hút khách hàng. Thông báo từ ngân hàng có lượng khách hàng đông đảo và có khả năng giao tiếp trực tiếp qua ứng dụng là rất mạnh. Tôi nghĩ rằng điểm mạnh của chúng tôi là có thể giới thiệu doanh nghiệp thông qua kênh này.

Đón đầu làn sóng thanh toán không dùng tiền mặt

WakuiChúng tôi có chương trình ưu đãi cho hơn 100 nhà hàng mà chúng tôi gọi là “100 nhà hàng”. Nội dung ưu đãi chủ yếu là giảm giá hoặc cung cấp phiếu quà tặng. Đối với khách hàng sở hữu thẻ Platinum trở lên, họ có thể sử dụng phòng chờ sân bay, ưu đãi tại các sân golf và nhà hàng Nhật cao cấp. Điểm mấu chốt là làm thế nào để có thể gia tăng các “trận đánh ở từng khu vực nhỏ” mà ở đó JCB có lợi thế.

Ngoài ra, còn hỗ trợ cho các tổ chức tài chính. Ở Việt Nam, thẻ có bốn cấp độ: cao nhất là Ultimate, sau đó là Platinum, Gold và Standard. Ví dụ, ngân hàng có thể đề xuất làm thẻ Lady với cấp độ Platinum và thẻ Travel với cấp độ Gold.

Thẻ Lady sẽ có các ưu đãi giảm giá cho các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến mỹ phẩm, trong khi thẻ Travel sẽ giảm phí chuyển đổi tiền tệ khi sử dụng ở nước ngoài, tùy theo đối tượng mục tiêu mà tính năng của thẻ được cá nhân hóa. Chúng tôi thảo luận về các chiến lược như vậy và đặt mục tiêu tăng số lượng chủ thẻ bằng cách chạy các chương trình khuyến mãi khi phát hành thẻ mới.

Việt Nam đang tiến tới một xã hội không dùng tiền mặt nhanh hơn bao giờ hết. Khách hàng liên tục đưa ra các đề xuất mới và chúng tôi cũng luôn suy nghĩ về những ý tưởng mới. Tuy nhiên, để thực hiện được các ý tưởng đó cần có thời gian, một sản phẩm thẻ có thể mất hơn một năm để chuẩn bị về tính năng, khuyến mãi, hệ thống hỗ trợ,v.v.

WakuiTôi nghĩ có hai hướng chính. Một là thẻ tín dụng. Thẻ tín dụng yêu cầu sàng lọc người dùng và giới hạn tín dụng (hạn mức chi tiêu) nên thường được nắm giữ bởi những người thuộc tầng lớp trung lưu trở lên.

Loại còn lại là ví điện tử dùng để thanh toán bằng mã QR,v.v. thường được sử dụng bởi những người thuộc tầng lớp trung lưu trở xuống, đặc biệt là giới trẻ. Vì thế việc sử dụng điện thoại thông minh đang tăng lên nhanh chóng.

Thẻ tín dụng cũng đang tăng đều đặn, đối với trường hợp công ty chúng tôi, doanh số bán hàng đã tăng đáng kể kể từ khoảng năm 2016. Sau đó, việc sử dụng thương mại điện tử tăng lên trong thời kỳ Covid-19 và các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt tăng lên do nhận thức về vệ sinh được nâng cao và doanh số bán hàng tiếp tục tăng kể từ giai đoạn phục hồi sau đại dịch Covid-19.

Chúng tôi tận dụng làn sóng này và phát triển hoạt động kinh doanh của mình, điều chúng tôi thực sự biết ơn là sự tin tưởng của Việt Nam đối với Nhật Bản. Mọi người dành nhiều sự hảo cảm cho Nhật Bản và có tình cảm tích cực đối với các sản phẩm và dịch vụ của Nhật Bản. Đài Loan cũng tương tự, tôi nghĩ người Đài Loan rất có thiện cảm với Nhật Bản.

Một lo ngại về thanh toán không dùng tiền mặt là vẫn còn giới hạn ở các khu vực thành thị như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng và Hải Phòng. Mong rằng sẽ lan rộng được đến các tỉnh lân cận và vùng nông thôn.

WakuiCác quốc gia mà JCB muốn tăng lợi nhuận bằng cách phát hành thẻ trong khu vực ASEAN là Thái Lan, Indonesia, Việt Nam và Philippines. Việc phát hành thẻ và tạo thị trường ở một quốc gia mới cần một công sức đáng kể, vì vậy trước mắt chúng tôi sẽ ưu tiên xây dựng vị thế vững chắc ở 4 quốc gia này và mở rộng thị phần.

Việt Nam có tốc độ mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt, tăng trưởng kinh tế, tiềm năng dân số và trên hết là động lực của chính đất nước và đang mong muốn bắt đầu một điều gì đó tích cực. Nếu có thể cung cấp giá trị phù hợp thì sẽ có rất nhiều tiềm năng phát triển.

Chúng tôi mong muốn tăng số chủ thẻ hiện tại từ khoảng 3 triệu lên 5 triệu vào năm 2025 và 8 triệu, thậm chí 10 triệu vào năm 2030. Có chút khó nhỉ (cười). Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng con số này không phải là không thể đạt được nhờ tận dụng tiềm năng không tiền mặt của Việt Nam và thế mạnh của JCB.

Takuya Wakui
Sau khi tốt nghiệp đại học, gia nhập công ty JCB. Trải qua một thời gian làm việc trong nước, năm 2011 ông đã đến Đài Loan làm việc theo chế độ thực tập sinh ở nước ngoài. Từ năm 2012 đến 2017 làm việc tại Thượng Hải, Trung Quốc. Sau khi trở về Nhật Bản, ông tham gia vào công việc kinh doanh quốc tế ở trụ sở chính và được bổ nhiệm đến Việt Nam vào tháng 10 năm 2022. Giữ chức vụ hiện tại từ tháng 4 năm 2024.