Ông Kozo Mizushima, Phó Giám đốc kiêm trưởng chi nhánh Sojitz Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản (JCCH) tại Hồ Chí Minh vào tháng 4 năm nay. Tiếp tục đối phó như thế nào khi miền Nam bị lung lay bởi đại dịch Covid-19. Nhìn lại một năm vừa qua.
17 đơn yêu cầu, nhiều hơn gấp đôi so với bình thường
―― Hãy cho chúng tôi biết về nội dung công việc của công ty ông.
Mizushima: Nissho Iwai – tiền thân của Sojitz, lần đầu tiên thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam vào năm 1986 với tư cách là một công ty Nhật Bản. Việt Nam là một quốc gia có duyên nợ rất sâu đậm đối với Sojitz.
Hiện tại, chúng tôi điều hành khoảng 20 công ty liên kết, ngoài năng lượng như gas, phát điện, phân bón, thức ăn chăn nuôi.v.v, bên mảng công nghiệp sản xuất chúng tôi cũng vận hành các khu công nghiệp quen thuộc như Long Đức và Loteco. Trong lĩnh vực bán lẻ, chúng tôi đang triển khai đa dạng ở Việt Nam như: Ministop, Japan Best Foods – chuyên sản xuất và bán thực phẩm chế biến sẵn hàng ngày, Saigon Paper – một công ty sản xuất giấy.
―― Đưa ra slogan “More for Vietnam” với tư cách là Chủ tịch tại JCCH.
Mizushima: Đúng vậy. Tôi muốn hiện thực hóa việc cùng sống, cùng tạo dựng với xã hội Việt Nam theo góc nhìn dài hạn, không chỉ cho các công ty Nhật Bản và người Nhật Bản. Nếu chúng tôi tập trung vào cách làm mọi thứ cùng với người Việt Nam, đó sẽ là một điểm cộng lớn cho người Nhật Bản chúng tôi và các công ty Nhật Bản.
Vì vậy, sau khi nhậm chức, tôi đã hăng hái đến thăm và chào hỏi Ủy ban nhân dân, các bộ ngành của Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Bao gồm công việc kinh doanh của các công ty Nhật Bản, tôi muốn tạo mối quan hệ thân thiết.
Tuy nhiên, sau khi làn sóng thứ tư của dịch Covid-19 xảy ra, đã có sự lockdown và cách ly xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, đồng thời bắt đầu hạn chế hoạt động của nhà máy. Giống như mọi người, tôi cũng bị mắc kẹt cho đến tháng chín.
Dạo gần đây, tôi chủ yếu bận rộn với việc đối phó dịch Covid-19 mỗi ngày. Chủ yếu là xử lý các đơn yêu cầu. Chúng tôi tổng hợp các ý kiến nhận được từ các công ty thành viên và gửi đơn yêu cầu đến Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận như: Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa Vũng Tàu.v.v, cũng như từng khu chế xuất và cả chính phủ Nhật Bản.
Tổng số đơn yêu cầu chỉ một mình JCCH đưa ra đã là 17 cái, con số này cao hơn gấp đôi so với con số trung bình hàng năm. Lý do là nhiều công ty đang gặp khó khăn, vì vậy chúng tôi đã thảo luận với Ban thư ký dựa trên ý kiến của họ và biên soạn một đề xuất có lợi cho nhiều công ty hơn. Vào đầu năm nay, cũng có một yêu cầu liên quan đến Luật lao động sửa đổi, nhưng sau đó nó đã dần dần biến thành đơn kiến nghị đi vào bế tắc.
―― Nội dung như thế nào?
Mizushima: Các điều kiện về “3 tại chỗ”, nơi sản xuất, ăn, ở được thực hiện trong nhà máy để vận hành nhà máy và “1 cung đường, 2 điểm đến” – đưa đón giữa nhà máy và các cơ sở lưu trú trong điều kiện được nới lỏng. Chúng tôi cũng nhấn mạnh rằng Việt Nam đã là một phần của chuỗi cung ứng toàn cầu nhưng có nguy cơ bị phá vỡ bởi các cơ chế hoạt động.
Chúng tôi nổ lực truyền đạt cho phía Nhật Bản việc nới lỏng các hạn chế nhập cư và tiêm chủng cho người làm việc ở nước ngoài tại Nhật Bản, thông báo sự thật cho gia đình của những người làm việc ở Việt Nam về tình hình lây nhiễm và hệ thống y tế ở Việt Nam.
Chúng tôi cũng đề nghị Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam và Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại Hồ Chí Minh tiêm vắc xin cho người Nhật Bản tại Việt Nam. Tại Hồ Chí Minh, việc tiêm chủng được thực hiện trong tổng cộng 18 ngày từ tháng 8 đến tháng 11, và chúng tôi cho rằng tất cả những người có nguyện vọng đều đã có thể được tiêm.
Mặc dù đây không phải là đơn yêu cầu, nhưng điều quan trọng là phải chăm sóc những người Nhật Bản bị nhiễm Covid-19. Vì trước khi việc tiêm chủng mở rộng, nhiều khả năng sẽ trở nên nghiêm trọng, nên chúng tôi phối hợp với Tổng lãnh sự quán để giới thiệu các cơ sở y tế và các khách sạn để cách ly.
Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận xin ý kiến về biện pháp chống dịch Covid-19. Nơi đây cũng vậy, có rất nhiều cuộc thảo luận về các quy định hoạt động trong ngành sản xuất. Tôi hiểu thành phố và các bộ đang rất nỗ lực, nhưng tôi cũng truyền đạt rằng nếu quy định quá siết chặt thì thiệt hại cho ngành sản xuất là rất lớn, đặc biệt sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam.
Các phòng thương mại và tổ chức kinh tế ở các quốc gia khác ngoài Nhật Bản đã đệ trình những kiến nghị tương tự lên văn phòng chính phủ bao gồm Thủ tướng từ tháng 7 đến tháng 9. Có lẽ vì hiệu ứng đó mà việc lockdown được nới lỏng tại TP.HCM từ tháng 10, đồng thời Việt Nam chuyển hướng sang With Corona (sống chung với Corona).
Việt Nam đang trên đà hồi phục
―― Hội nghị bàn tròn với Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh sẽ được tổ chức vào giữa tháng 12.
Mizushima: Mặc dù đã tiến hành thử Hội nghị bàn tròn năm ngoái, nhưng chúng tôi không thể mở hội nghị bàn tròn thực sự do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Năm nay đánh dấu kỷ niệm 20 năm từ khi bắt đầu hội nghị bàn tròn, vì vậy tôi hy vọng sẽ có thể tiến hành được.
Các yêu cầu từ các công ty thành viên được xem xét và gửi cho phía Việt Nam đã có câu trả lời. Hiện tại (thời điểm phỏng vấn), nội dung các câu trả lời đang được trưởng ban phụ trách xác nhận lại từng câu một và đang trong quá trình đàm phán với phụ trách của các sở, bộ ngành phía Việt Nam.
Lần này, là dịp kỷ niệm 20 năm, chúng tôi dự định sẽ cùng nhau tại Hội nghị bàn tròn nhìn lại lịch sử từ trước đến nay và đánh giá loại nội dung nào hiệu quả. Chúng tôi cũng đang phối hợp với phía Việt Nam để có thể tuyên dương các công ty Nhật Bản đã và đang hoạt động tích cực trong một thời gian dài.
―― Nguyện vọng của ông là gì?
Mizushima: Có nhiều chủ đề từ trước đến nay liên quan đến cải thiện về luật pháp, lao động, thuế và hải quan, cộng thêm một số chủ đề là do tác động của Covid-19. Ví dụ, cải thiện hệ thống cách ly, điều trị, nới lỏng các hạn chế di chuyển trong việc cung ứng hàng hóa, khấu trừ các chi phí phát sinh cho “ 3 tại chỗ” và chi phí xét nghiệm PCR. Mặc dù hiện đã cho phép khấu trừ, nhưng chúng tôi đang xác nhận xem liệu chi phí cho “1 cung đường, 2 điểm đến” có được bao gồm không.
Ngoài ra, phần nhiều là yêu cầu các thông tư về quy định và nới lỏng nên được ban hành sớm hơn một chút trước khi có hiệu lực thi hành. Những việc như thế này có thể được thực hiện hay không, nếu không tiếp tục đưa ra những đề xuất chủ động thì sẽ rất khó cải thiện bởi lẽ phía Chính phủ Việt Nam cũng rất bận rộn.
―― Ông nghĩ Việt Nam sẽ thay đổi như thế nào trong năm tới?
Mizushima: Với sự hợp tác của JETRO Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng bảng câu hỏi đối với các công ty thành viên từ ngày 9 đến 16 tháng 11. Kết quả là từ tháng 7 đến tháng 9 năm nay, doanh thu của hơn 60% công ty giảm so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, 30% công ty dự kiến sẽ tăng doanh thu từ tháng 10 đến tháng 12 và 45% công ty dự kiến sẽ tăng doanh thu cho cả năm 2022. Có thể thấy xu hướng phục hồi của nền kinh tế Việt Nam và các công ty Nhật Bản.
Nếu chuyển sang“With Corona”, tiêu dùng và sản xuất sẽ trở nên sôi động trên toàn thế giới, và tôi cũng kỳ vọng nền kinh tế sẽ được cải thiện. Tuy nhiên, như một tiền đề, giả sử khi làn sóng thứ 5 của Covid-19 đến, Việt Nam có thể sẽ không áp dụng các biện pháp như trước đây.
Nếu điều tương tự xảy ra, số lượng các công ty bắt đầu nghĩ đến các biện pháp khác sẽ không chỉ là các công ty Nhật Bản mà còn lan sang cả các công ty nước ngoài khác. Trên thực tế, từ bảng câu hỏi cho thấy có công ty đã chuyển một phần cơ sở sản xuất khỏi Việt Nam và không ít công ty hiện đang xem xét việc này.
Mặt khác, đầu tư FDI từ Nhật Bản rất mạnh, và ngay cả khi có đại dịch Covid-19, vẫn có ý muốn đầu tư mạnh mẽ. Việt Nam có sức hấp dẫn lớn đối với Nhật Bản về cơ sở sản xuất, thị trường tiêu thụ và địa chính trị (Geopolitics).
Trong tương lai, tôi muốn gặp gỡ các cấp lãnh đạo của thành phố và các tỉnh để suy nghĩ về những gì có thể cùng làm. Và tôi muốn trao nó lại cho không chỉ các công ty Nhật Bản mà còn cho xã hội Việt Nam. Ngoài ra, vì các hoạt động giao lưu giữa các thành viên, Business Matching (kết nối kinh doanh),v.v, chưa được thực hiện nên tôi muốn tạo một nơi như thế, hiện đang trong quá trình tham khảo ý kiến của các chủ tịch ủy ban.
Năm nay, dù gì cũng có nhiều chủ đề tiêu cực. Năm tới, tôi muốn vừa ôm cảm giác lo sợ vừa tiến về phía trước.