ベトナムビジネスならLAI VIENにお任せください!入国許可、労働許可証、法人設立、現地調査、工業団地紹介などあらゆる業務に対応します!お気軽にご相談ください!

Tầm nhìn của nhà lãnh đạo Vol.57
PLUS Corporation

PLUS Vietnam Industrial thành lập nhà máy sản xuất văn phòng phẩm tại tỉnh Đồng Nai vào năm 1995 và bắt đầu bán hàng trong nước vào năm 2003. Đại diện cho công ty mẹ Plus, ông Tadahisa Imaizumi – Giám đốc điều hành sẽ trao đổi về hoạt động kinh doanh tại Nhật Bản cũng như  việc mở rộng kinh doanh sang nước ngoài và các chiến lược kinh doanh trong tương lai tại Việt Nam.

Phát triển sự nghiệp ra nước ngoài bắt đầu từ Việt Nam

―― Vui lòng cho chúng tôi biết quá trình công ty mở rộng sang Việt Nam.

Imaizumi PLUS được thành lập như một nhà bán buôn văn phòng phẩm cho đến những năm 1980, ngoài một phần sản phẩm do chính công ty sản xuất, chúng tôi có nhiều chủng loại sản phẩm mang thương hiệu PLUS được sản xuất thông qua OEM và mơ ước chuyển sang nhà sản xuất chính thức. Để đáp ứng cho mục đích đó, Giám đốc trước đây của chúng tôi (hiện là Chủ tịch đương nhiệm) đã chọn Việt Nam làm công xưởng ở nước ngoài để thực hiện mục tiêu đó.

Vào nửa đầu những năm 1990, việc mở rộng sang Trung Quốc bùng nổ, ngân hàng có làm việc cùng chúng tôi cũng khuyến nghị đầu tư sang Trung Quốc. Tuy nhiên, triết lý công ty của chúng tôi là “theo đuổi sự khác biệt (uniq)” và chúng tôi có xu hướng không thích bắt chước và làm theo các công ty khác. Bởi vì làm như thế sẽ khiến chúng ta không thể trở thành người chạy tốp đầu. Một phần do thế nên chúng tôi quyết định đến Việt Nam, nơi cơ sở hạ tầng vẫn chưa phát triển đầy đủ vào thời điểm đó. Tôi nghĩ rằng chúng tôi là một trong số các công ty Nhật Bản đã có tầm nhìn xa khá sớm.

Thành lập công ty con tại tỉnh Đồng Nai vào năm 1995. Năm sau thì nhà máy Biên Hòa bắt đầu sản xuất sản phẩm bấm kim với 25 công nhân. Sau đó, nhà máy đi vào nề nếp và đến tháng 5 năm 2010 nhà máy thứ hai sản xuất côn nhị khúc ra đời cũng tại tỉnh Đồng Nai. Hiện tại, tổng  hai nhà máy có khoảng 2.000 người, sản xuất khoảng 3.500 mặt hàng.

Từ năm 2003, chúng tôi bắt đầu bán văn phòng phẩm tại Việt Nam. Chúng tôi muốn cho nhân viên của mình thấy những sản phẩm mà họ làm ra, và trên hết, chúng tôi nghĩ rằng sẽ thật lãng phí khi bỏ lỡ một thị trường như vậy trước mắt. Ban đầu, chúng tôi cũng khá vất vả, nhưng sau đó doanh số bán hàng tăng đều đặn và các dòng sản phẩm cũng tăng lên đáng kể.

中国の文具店

―― Nghiệp vụ kinh doanh hải ngoại ở các nước khác có tốt không?

Imaizumi Tại Nhật Bản, văn phòng phẩm chủ yếu được bán cho các văn phòng (B to B) và người dùng phổ thông (B to C), nhưng thị trường B to B nói riêng đang bị thu hẹp do các yếu tố như xu hướng không cần giấy tờ, tỷ lệ sinh giảm,.v.v. Do đó, cần phải thâm nhập thị trường nước ngoài bắt đầu từ Việt Nam trước.

Hiện tại, cũng bán hàng tại các nước ASEAN như: Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia, Brunei,v.v., chủ yếu xuất khẩu từ Việt Nam. Giống ở Việt Nam, sản phẩm băng xóa được ưa chuộng ở các nước này. Lý do có thể là nó phù hợp với văn hóa bút bi, chất lượng cao và ít cạnh tranh. Chúng tôi cũng bán các dạng bìa còng, các sản phẩm kim loại như: bấm kim, kéo,v.v.

Ngoài ASEAN, chúng tôi cũng bán hàng ở Trung Quốc, nơi chúng tôi có đặt nhà máy, tại Đài Loan, Bắc Mỹ và Châu Âu chúng tôi cũng có các công ty bán hàng, chưa nắm trọn được thị trường Âu Mỹ do rất khó để khai thác các kênh bán hàng và đại lý tại đây. Thách thức của chúng tôi là nâng cao nhận diện thương hiệu Plus trên thế giới và thâm nhập sâu hơn vào từng thị trường.

―― Có chiến lược gì cho điều đó không?

Imaizumi Kể từ tháng 1 năm nay, chúng tôi đã gửi đi một thông điệp thương hiệu toàn cầu “stationery, and beyond “ (không chỉ đơn thuần là văn phòng phẩm) dựa trên màu xanh lam của công ty chúng tôi.

Văn phòng phẩm không chỉ là một dụng cụ mang đến sự tiện lợi và hiệu quả, mà chúng tôi còn muốn chúng mang lại niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống hàng ngày của mọi người. Tên công ty “PLUS” cũng là một danh từ phổ biến, nên chúng tôi muốn truyền tải tên công ty và thông điệp của mình đến nhiều người, đồng thời chúng tôi muốn cung cấp giá trị mới không chỉ đơn thuần là văn phòng phẩm.

Plus có ba mảng kinh doanh chính: mảng Stationery, chủ yếu kinh doanh văn phòng phẩm, mảng Furniture chủ yếu kinh doanh tập trung vào nội thất văn phòng, mảng kinh doanh phân phối, phát triển dịch vụ đặt hàng qua catalog, điện thoại v.v., hướng đến các công ty, trường học và viện dưỡng lão. Tỷ lệ doanh thu bán ra nước ngoài của mảng Stationery cao trên 40%. Và tôi muốn tăng tỉ lệ này hơn nữa.

Ngoài ra, năm ngoái Pentel đã gia nhập Plus Group, công ty này có tỷ lệ doanh thu bán hàng ở nước ngoài là 66% và có các kênh bán hàng ở khoảng 120 quốc gia và khu vực. Tôi nghĩ hiện tại là lúc tìm hiểu nhau với tư cách là một tiền bối đáng tin cậy trong cùng ngành, như một đối tác bình đẳng hơn là trong mối quan hệ thứ bậc. Tôi tin rằng hiệu ứng sức mạnh tổng hợp sẽ dần xuất hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau.

修正テープ

Một đất nước mang đến các ý tưởng kinh doanh mới

―― Ông cảm thấy thế nào trong chuyến thị sát Việt Nam lần này?

Imaizumi Khi tôi đến thăm nhà máy sau một thời gian dài, tôi nhận thấy rằng không gian làm việc cho mỗi người, điều mà trước đây tôi cảm thấy là nhỏ, giờ đã trở nên rộng hơn và quá trình tự động hóa đang được tiến hành ở khắp mọi nơi. Ngoài ra, các hoạt động cải tiến như lắng nghe tiếng nói của nhân viên để thúc đẩy đạt hiệu quả công việc cũng đang thực hiện tốt. Một lần nữa tôi cảm nhận được rằng người Việt Nam không chỉ khéo tay,v.v., mà còn thông minh, nếu biết tận dụng thì đây sẽ là một thế mạnh.

Tại Việt Nam, không chỉ văn phòng phẩm mà thị trường các sản phẩm khác cũng đang phát triển, người trẻ nhiều và dân số sắp đạt 100 triệu người. Khi sang một đất nước khác, đôi khi tôi cũng gặp phải những điều chưa hài lòng, nhưng trong thời gian ở Việt Nam, tôi không gặp phải những chuyện như vậy dù chỉ một giây phút nào. Đây là một đất nước rất có sức hút, luôn giữ nét tươi cười rạng rỡ.

ベトナム工場の社員

Trong hoạt động kinh doanh phân phối của chúng tôi, các sản phẩm Plus chiếm khoảng 7% , chúng tôi bán đa dạng sản phẩm và dịch vụ cho văn phòng. Tương tự như công ty con Askul trước đây chuyên bán đồ dùng văn phòng và các mặt hàng khác qua catalog, điện thoại v.v., chúng tôi vừa là đối thủ cạnh tranh vừa là đối tác kinh doanh của Askul.

Tôi đã băn khoăn liệu mình có thể phát triển mảng kinh doanh phân phối này tại Việt Nam hay không. Cũng có trường hợp rất khó để mở rộng các hoạt động kinh doanh như thế này ra nước ngoài, thực tế đã có một số công ty đã rút lui. Ví dụ, như ở Trung Quốc, mặc dù quy mô thị trường chắc chắn là lớn, nhưng có rất nhiều đối thủ cạnh tranh và điều đó không hề dễ dàng.

Tuy nhiên, tôi cảm thấy rằng Việt Nam có thể cung cấp một phương thức bán hàng khác biệt và giao hàng hiệu quả. Tôi chưa có một phương án cụ thể, nhưng tôi có thể phát triển các nghiệp vụ kinh doanh mới cùng với sự phát triển của đất nước này. Tôi cho rằng đây là một thị trường rất có tiềm năng.

―― Ông đang nghĩ đến nghiệp vụ kinh doanh mới ở Nhật Bản phải không?

Imaizumi Như lúc nãy đã đề cập, thị trường B to B ở Nhật Bản đang bị thu hẹp cùng với sự lan rộng của hình thức làm việc tại nhà do dịch Covid-19, tôi nghĩ sẽ khó phục hồi lại như trước kia. Vì vậy, tôi đang nghĩ về việc phát triển sản phẩm cho những người lao động trong các lĩnh vực thiết yếu. Ví dụ, văn phòng phẩm cho những người làm việc trong bệnh viện, trường học, văn phòng chính phủ,v.v., chẳng hạn như sổ ghi chép và găng tay không thấm nước,v.v.

Plus Việt Nam sản xuất khẩu trang bằng nhựa PP, đây cũng là nguyên liệu sản xuất clear file (bìa lá đựng hồ sơ), cho phép phát triển mà không bị ràng buộc bởi các khái niệm văn phòng phẩm từ trước giờ. Đúng thực sự là “stationery, and beyond”.

ポリプロピレンを使用したマスク

Mặt khác, thị trường văn phòng phẩm B to C đang phát triển ở Nhật Bản. Đặc biệt, các nữ sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông đang mua văn phòng phẩm có năng lực thiết kế tốt và văn phòng phẩm với các chức năng mới, vì vậy chúng tôi tiếp tục phát triển các sản phẩm thách thức mục tiêu hướng đến các đối tượng này.

Mặc dù quá trình số hóa như chuyển đổi số đang tiến triển ở Việt Nam, nhưng thị trường B to B vẫn còn chỗ cho sự tăng trưởng. Thị trường B đến C hiện tập trung vào nội địa hóa văn phòng phẩm truyền thống, nhưng vẫn còn rất nhiều cơ hội phát triển vì chúng tôi có thể tận dụng công nghệ và kinh nghiệm đã có được của Nhật Bản.

Công ty con của chúng tôi tại Việt Nam là công ty tiên phong trong bối cảnh toàn cầu và chúng tôi cảm thấy Việt Nam không chỉ có sự tương đồng với Nhật Bản mà còn tương đồng với văn hóa doanh nghiệp của Plus. Tôi muốn nhuộm thị trường văn phòng phẩm ở đất nước này bằng màu xanh lam của Plus.

Tadahisa Imaizumi
Sau khi hoàn thành chương trình cao học tại Mỹ, làm việc tại công ty tư vấn của nước ngoài, kế đến tham gia vào công ty ASKUL năm 2005, đảm nhiệm qua các chức vụ điều hành, sau đó gia nhập vào tập đoàn PLUS vào năm 2013 và nhậm chức Giám đốc điều hành vào năm 2015. Tham gia vào việc củng cố nền tảng kinh doanh, chẳng hạn như: cải cách hệ thống nhân sự, thấm nhuần triết lý doanh nghiệp,v.v., giữ vị trí Giám đốc từ tháng 7 năm 2020.